Từ 'phù hợp' liên quan gì đến... hổ?

. - Thứ Bảy, 25/06/2022 , 10:43 (GMT+7)

Điều thú vị là phù hợp vốn bắt nguồn từ một tín vật liên quan đến hổ, đó là hổ phù 虎符.

Hổ phù được làm bằng đồng.

Hổ phù được làm bằng đồng.

Phù hợp 符合 là một từ Việt gốc Hán, có nghĩa là hợp với nhau, ăn khớp với nhau. Ví dụ: Cách ăn mặc rất phù hợp; Lời khai không phù hợp với chứng cứ. Người Việt hầu như ai cũng hiểu đúng và dùng đúng. Tuy nhiên, vì sao lại gọi là phù hợp?

Điều thú vị là phù hợp vốn bắt nguồn từ một tín vật liên quan đến hổ, đó là hổ phù 虎符.

Chữ phù 符 chỉ chung các tín vật được đưa ra làm bằng chứng. Nguyên thời xưa, khi các bậc đế vương trao binh quyền cho quan lại, tướng lĩnh ngoài mặt trận hoặc nơi biên ải, thì phải có tín vật 信物 (vật làm tin) đúc hình con hổ, gọi là hổ phù 虎符 (phù tiết, tín vật hình con hổ). Ban đầu, hổ phù được làm bằng ngọc, sau đổi làm bằng đồng.

Hầu như tất cả các cuốn từ điển tiếng Việt chúng tôi có trong tay đều giảng hổ phù là “phù hiệu, ấn tín của các quan võ thời xưa, có khắc hình đầu con hổ phân làm hai nửa, một nửa lưu tại triều đình, một nửa giao cho tướng cầm quân” (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê-Vietlex), “Phù-hiệu hình đầu cọp của quan tướng xưa” (Việt Nam tự điển - Lê Văn Đức)... Tuy nhiên, hổ phù với chức năng tín vật vốn được chế tác ở dạng tượng tròn, trên lưng hổ có khắc chữ. Hổ phù làm xong được xẻ dọc làm hai nửa, từ phần đầu, chạy theo sống lưng cho tới tận mút đuôi. Bên hữu 右 (phải) của hổ phù được lưu lại triều đình, bên tả 左 (trái) hổ phù trao cho quan lại địa phương hoặc tướng cầm quân. Khi cần điều binh khiển tướng, thì tướng lĩnh phải đợi tín vật là nửa hình hổ phù của triều đình đem tới để so sánh, khớp lại với nhau, nếu PHÙ HỢP, thì mới được điều binh.

Hổ tượng trưng cho quyền uy, dũng mãnh. Thế nên binh sĩ dũng mãnh được gọ là hổ sĩ 虎士, bề tôi uy vũ gọi là hổ thần 虎臣, tướng lĩnh uy dũng gọi là hổ tướng 虎將... Và hổ phù 虎符 cũng không ngoài hàm ý chỉ sức mạnh của kẻ nắm binh quyền cao nhất và kẻ được trao binh quyền cấp dưới.

Hổ phù hay binh phù rất thịnh hành ở các thời Chiến Quốc, Tần, Hán. Đến Tùy - Đường thì hổ phù bắt đầu được đổi thành ngư phù 魚符 (phù tiết, tín vật hình con cá), bởi ngư 魚 tượng trưng cho sự trao đổi thư tín. Ngư phù (còn gọi là ngư khế 魚契) được làm bằng gỗ, bạch ngọc, hoặc bằng đồng, cũng được xẻ dọc làm hai nửa để làm tín vật đôi bên. Về sau, ngư phù trở thành tín vật tùy thân của cấp quan trưởng, lại chia ra các loại như kim (vàng), ngân (bạc), đồng (đồng) để phân biệt thân vương với bậc ngũ phẩm, quan viên…

Cũng cần nói thêm. Ngày xưa phù, hay phù tiết có khi đơn giản chỉ là cái thẻ tre có viết chữ, rồi bẻ làm hai nửa làm dấu hiệu, tín vật trong lĩnh vực dân sự. Khi khớp lại mà PHÙ HỢP thì đôi bên lấy làm tin.

Chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát xem hổ phù có được dùng làm tín vật để điều binh khiển tướng trong quân đội Việt Nam dưới thời phong kiến hay không. Tuy nhiên, ngày nay trong tiếng Việt, hổ phù hầu như không được dùng để chỉ tín vật, mà là khái niệm khá rộng, dùng để gọi chung các đồ án trang trí hình đầu hổ, đầu sư tử, hay đầu rồng ngậm ngọc..., thêu trên trang phục, điêu khắc gỗ, chạm nổi trên đồ tế khí hay đầu hồi của đình chùa miếu mạo nói chung. Với chức năng này thì hổ phù mới đúng là chỉ có phần đầu hổ, mà các cuốn từ điển tiếng Việt đã mô tả.

Như vậy, phù hợp 符合 vốn chỉ hai nửa của cái phù 符 (phù tiết, tín vật) hình hổ, một của triều đình, một của tướng lĩnh ngoài mặt trận, hợp 合 lại với nhau một cách trùng khớp, thể hiện không có giả mạo trong điều binh khiển tướng. Về sau, tất cả những gì hợp với nhau, ăn khớp với nhau đều gọi là phù hợp.

Phù hợp tưởng như không liên quan gì đến hổ, nhưng xét theo nghĩa từ nguyên, thì chúng lại có can dự, chỉ sự ăn khớp khi ghép hai nửa của một tín vật có tên là hổ phù.

Hoàng Tuấn Công

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt là chuyên mục mới trên báo Nông nghiệp Việt Nam, được đặt theo tên một cuốn sách của Giáo sư Cao Xuân Hạo, nhà ngữ học và là một trí thức tinh hoa của đất nước.

Tên chuyên mục cũng nói hộ sự kỳ vọng kiến tạo và chấn hưng những giá trị đang bị xô lệch bởi cơn bão thời đại vốn lẫn nhiều gió độc. Ở đây, các nhà nghiên cứu và người Việt nói chung quan tâm đến văn hóa dân tộc sẽ góp tiếng nói sâu sắc, chính trực trong một khát vọng chung nhằm góp phần xây dựng những nền tảng quan yếu cho một xã hội tốt đẹp trong hiện tại và cho tương lai.

Rất mong nhận được sự ủng hộ, chia sẻ và cộng tác của những bậc thức giả cùng bạn đọc yêu mến!

Bài viết cho chuyên mục xin được gửi về Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền, Hà Nội. Email: baonnvnts@gmail.com.

Hoặc liên hệ người phụ trách chuyên mục: Ông Tô Đức Huy, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn; Điện thoại: 0913.378.918; Email: toduchuy75@gmail.com.

NNVN

.
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.

Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano
Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano

Bộ phim đã khiến tôi tò mò và tôi đã tìm hiểu rộng hơn lịch sử đất nước và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, nhân dân ta trong kháng chiến.