| Hotline: 0983.970.780

Triển khai nhiều công trình kè tạm giải cứu đất, rừng phòng hộ

Thứ Năm 22/12/2022 , 14:24 (GMT+7)

Triển khai nhiều công trình kè tạm là giải pháp hiệu quả giúp Cà Mau bảo vệ bờ biển, đảm bảo an toàn đời sống người dân trước tác động tiêu cực của BĐKH.

P8310121

 Kè đá khan được đánh giá là một trong những bờ kè tạm chống sạt lở hiệu quả của tỉnh Cà Mau hiện nay. Ảnh: Trọng Linh.

Theo đánh giá, trung bình mỗi năm tỉnh Cà Mau mất khoảng 400ha đất và rừng phòng hộ ven biển do sạt lở. Bên cạnh việc hỗ trợ của Trung ương trong việc đầu từ các công trình kiên cố để ứng phó với sạt lở thì tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp ứng phó tạm thời tại các điểm sạt lở nghiêm trọng. Qua đó giúp bảo vệ bờ biển và đảm bảo ổn định đời sống người dân.    

Một trong những giải pháp kè tạm thời, thì "kè đá khan" được đánh giá là một trong những bờ kè tạm chống sạt lở hiệu quả của tỉnh Cà Mau hiện nay. Tại xã Khánh Hội, huyện U Minh, kè đá khan vừa mới hoàn thành để bảo vệ bờ biển, việc thi công nhanh và chi phí thấp là ưu điểm của loại công trình này trong việc ứng phó với sạt lở trong tình huống khẩn cấp.

Chia sẻ về ưu điểm của kè đá khan, ông Bùi Văn Đông, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều, Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, cho biết: "Kè này được thiết kế kết hợp bằng phên tràm và vải địa kỹ thuật. Khi đã xác định vị trí tuyến để bảo vệ kè không bị sạt lở thì mình thi công theo đường viền lở, đồng thời bảo vệ được đai rừng. Giải pháp kỹ thuật kè đá khan thiết kế với cao trình là dương 1,5m".

z3647561493811_5cee978dd125f9474d30597de225ad2c (1)

Tại xã Khánh Hội, huyện U Minh kè đá khan vừa mới hoàn thành để bảo vệ bờ biển, việc thi công nhanh và chi phí thấp là ưu điểm của loại công trình này trong việc ứng phó với sạt lở trong tình huống khẩn cấp.  Ảnh: Trọng Linh. 

Sinh sống tại cửa biển Khánh Hội, bà Phan Thị Kiều, không nhớ là đã bao lần gia đình mình di dời nhà cửa, tài sản, do tình trạng sạt lở, nước dâng gây ra. Từ ngày được đầu tư bờ kè, thì gia đình bà cùng những hộ dân song tại cửa biển Khánh Hội cảm thấy an tâm hơn mỗi khi biển động.

Bà Kiều, chia sẻ: Trước khi khi chưa có bờ kè này thì nước đâng lên dữ cao lắm, ngập hết nhà cửa, gia đình tôi phải nhiều lần di dời. Sau khi tấn được bờ kè thì ít còn tình trạng nước dâng vô nhà như trước đây, đỡ nhiều lắm, giảm khoảng 70 - 80%.

Cạnh khu vực gia đình bà Kiều sinh sống là hàng chục hộ dân, có nhà nép mình sau dãy kè đá khan. Một số vị trí sau dãy kè, cây rừng đã bắt đầu tái sinh nhờ phù sa lắng tụ. Phổ biến là mắm, một trong những loại cây tiên phong lấn biển, thêm rừng ở vùng ngập mặn Cà Mau. Ông Võ Văn Hải, xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cho biết: Nhiều người dân nơi đây rất mong chờ ngành chức năng tỉnh Cà Mau xây dựng bờ kè để chặn sóng, đừng để cho sạt lở để bảo vệ nhà cửa, tài sản. Nếu để sợ sạt lở như trước đây sợ sau này không còn đất đai để ở.

Chủ tịch UBND xã Khánh Hội Châu Minh Đảm cho biết: “Cần thêm thời gian để đánh giá chính xác hiệu quả lâu dài nhưng theo tôi, khu kè đá khan bước đầu đã phát huy tốt tác dụng bảo vệ sạt lở khi sóng biển đánh trực diện vào bờ, giúp nhân dân địa phương yên tâm hơn trước”.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau Nguyễn Long Hoai, mô hình kè đá khan được ngành chức năng địa phương triển khai từ năm 2020 đến nay, kinh phí mỗi km kè từ 7 - 9 tỷ đồng (tùy thời giá vật tư). Ưu điểm của mô hình kè này là chi phí thấp, thi công nhanh ứng phó với sạt lở khẩn cấp. Qua thực tế quan trắc, tại những vị trí triển khai kè chưa ghi nhận cây rừng bị chết do tác động của sóng biển, bảo vệ an toàn đai rừng phòng hộ phía bên trong, góp phần bảo vệ an toàn đê biển.

Theo ngành chức năng tỉnh Cà Mau, bên cạnh hàng chục km kè ly tâm được đầu tư kiên cố. Đến nay tỉnh Cà Mau đã triển khai đầu tư nhiều loại kè tạm như: Kè lát mái, kè đá khan, kè rọ đá... với chiều dài hơn 18km để chủ động bảo vệ bờ biển.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: Hàng năm tỉnh chỉ đạo cho ngành chức năng rà soát, đánh giá tình hình xói lở trên toàn bờ biển, qua đó xác định, phân loại những bờ biển trong trạng thái nguy hiểm khác nhau để đưa ra giải pháp phù hợp trong điều kiện nguồn lực hạn chế chính vì thế xuất hiện nhiều giải pháp khác nhau.

Trong điều kiện khó khăn về nguồn lực đầu tư, việc chủ động triển khai nhiều công trình kè tạm là giải pháp hiệu quả giúp tỉnh Cà Mau bảo vệ bờ biển và đảm bảo an toàn đời sống người dân trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Quy trình vận hành liên hồ chứa và lưu vực sông cần phải đồng bộ

Việc vận hành đơn lẻ các hồ chứa, lưu vực sông sẽ ảnh hưởng đến quy trình vận hành liên hồ, do vậy cần sớm đồng bộ quy trình vận hành toàn lưu vực.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.