| Hotline: 0983.970.780

Vượt thách thức, triển khai toàn diện công tác thủy lợi, nước sạch nông thôn

Thứ Hai 23/12/2024 , 16:24 (GMT+7)

Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2024, nhưng Cục Thủy lợi đã triển khai thực hiện toàn diện công tác về thủy lợi, nước sạch nông thôn.

Nhiều kết quả nổi bật

Theo Cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), năm 2024, tác động của biến đổi khí hậu khiến các hình thái thời tiết cực đoan xảy ra bất thường, phức tạp. Do ảnh hưởng của El Nino từ cuối năm 2023 đến giữa năm 2024 nên mùa khô khu vực Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã chịu tác động lớn của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phát huy hiệu quả trong kiểm soát mặn - ngọt trong mùa khô 2023-2024. Ảnh: Đào Trung Chánh.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phát huy hiệu quả trong kiểm soát mặn - ngọt trong mùa khô 2023-2024. Ảnh: Đào Trung Chánh.

Đặc biệt, bão số 3 (Yagi) đã gây mưa, lũ lớn ở khu vực Bắc bộ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành công trình thủy lợi tiêu úng, dẫn đến tình trạng ngập lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nhiều địa phương.

Trước tình hình trên, Cục Thủy lợi đã tích cực, chủ động tham mưu kịp thời cho Bộ NN-PTNT, Chính phủ chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện toàn diện công tác về thủy lợi, nước sạch nông thôn. Nhờ đó, tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; cơ cấu tổ chức, bộ máy của Cục tiếp tục được kiện toàn đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, từng bước chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao năng lực về quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo vận hành công trình thủy lợi, điều tiết nước các hồ chứa thủy điện linh hoạt, tiết kiệm, đảm bảo lấy đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp khu vực Trung du - Đồng bằng Bắc bộ và sản xuất điện theo yêu cầu của Chính phủ. Điều hành vận hành công trình thủy lợi hợp lý góp phần ứng phó có hiệu quả với nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; phòng, chống ngập lụt, úng và đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đập, hồ chứa nước.

Đồng thời, công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm tra việc chấp hành pháp luật được tăng cường nhằm nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp, tổ chức trong phòng, tránh, khắc phục hạn hán, úng ngập, ô nhiễm chất lượng nước, vi phạm hành lang bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi, an toàn hồ chứa.

Tính đến hết tháng 11/2024, trên cơ sở dự báo tình hình nguồn nước, mưa, lũ, chỉ đạo vận hành công trình thủy lợi hợp lý, ước diện tích lúa được tưới hơn 6,7 triệu ha; bảo vệ trên 1,5 triệu ha lúa, 180.000ha cây ăn quả và đảm bảo cấp nước cho các hộ dân thiếu nước sinh hoạt do thiếu nước, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đến hết năm 2024, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn trên 58% (tăng 1% so với năm 2023), đạt chỉ tiêu Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024.

Nhờ sự tham mưu kịp thời của Cục Thủy lợi, công tác vận hành công trình thủy lợi, điều tiết nước các hồ chứa thủy điện linh hoạt, tiết kiệm, đảm bảo lấy đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Trung Quân.

Nhờ sự tham mưu kịp thời của Cục Thủy lợi, công tác vận hành công trình thủy lợi, điều tiết nước các hồ chứa thủy điện linh hoạt, tiết kiệm, đảm bảo lấy đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Trung Quân.

Song song với các hoạt động trong nước, Cục Thủy lợi tiếp tục triển khai hoạt động hợp tác quốc tế; tổ chức các buổi làm việc, trao đổi, đề xuất những nhiệm vụ hợp tác hiện tại, tương lai với nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế như: WB, ADB, Hàn Quốc, Nhật Bản... về giải pháp quản lý nước chống chịu với biến đổi khí hậu, nước sạch và vệ sinh nông thôn; giá, dịch vụ thủy lợi, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước.

Phối hợp với Unicef hoàn thiện, trình phê duyệt “Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp hỗ trợ và khắc phục sớm về cấp nước sạch, vệ sinh cho các tỉnh bị ảnh hưởng siêu bão số 3 - Yagi” với vốn viện trợ không hoàn lại trị giá 2 triệu USD và tổ chức triển khai các nội dung văn kiện. Cục cũng phối hợp với tổ chức FAO xây dựng dự án và hoàn thiện văn kiện dự án “Đánh giá tác động của hạn hán vùng Tây Nguyên” (dự kiến thực hiện trong năm 2025).

Đặc biệt, với vai trò đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền, những năm qua, Cục Thủy lợi tham mưu cho Bộ NN-PTNT, Bộ Ngoại giao các nhiệm vụ liên quan đến nhận biết đường biên giới trên sông suối, cồn bãi; giải pháp bảo vệ lòng, bờ sông, suối và cột mốc biên giới.

Cụ thể, hoàn thành cắm mốc trên đất liền hơn 1.900 cột mốc, ý kiến kỹ thuật đối với các công trình biên giới của Việt Nam - Trung Quốc. Hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền hơn 1.000 cột mốc, cọc dấu và tham mưu về kỹ thuật liên quan đến xây dựng, phê chuẩn các công trình biên giới Việt Nam -Lào.

Hoàn thành phân giới cắm mốc trên thực địa khoảng 84% biên giới trên đất liền với hơn 2.000 cột mốc tại hơn 1.500 vị trí và tham mưu phương án kỹ thuật về sông, suối biên giới phục vụ cho công tác đàm phán song phương, giải quyết phát sinh trong quản lý đường biên, mốc giới tại một số khu vực, điểm xung yếu Việt Nam - Campuchia.

Sớm hoàn thiện giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

Năm 2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy lợi trong 5 năm (2021 - 2025) và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược Thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050...

Theo Cục Thủy lợi, cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi về chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Ảnh: Trung Quân.

Theo Cục Thủy lợi, cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi về chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Ảnh: Trung Quân.

Trên cơ sở đó, Cục Thủy lợi đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm gồm: công tác chỉ đạo vận hành công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh; phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập, úng; đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước; khai thác tổng hợp, đa mục tiêu các công trình thủy lợi và thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực thủy lợi.

Để làm được điều này, Cục Thủy lợi đề xuất Bộ NN-PTNT xem xét chỉ đạo ban hành hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá thực hiện công tác thống kê, chuyển đổi số trong lĩnh vực NN-PTNT, bao gồm việc cập nhật cơ sở dữ liệu, xây dựng phần mềm quản lý... để khắc phục các khó khăn trong việc xây dựng dự toán kinh phí. Đồng thời, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ NN-PTNT sớm ban hành Nghị định quy định về cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi về chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, tình hình tài chính trong quản lý khai thác công trình thủy lợi, quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi... (Bộ NN-PTNT đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại báo cáo số 4316/BC-BNN-TL ngày 17/6/2024).

Ngoài ra, tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập úng, công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; hỗ trợ các địa phương kinh phí đảm bảo an toàn đập và hồ chứa nước; kinh phí phòng, chống, khắc phục hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023 - 2024.

Ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư mới và sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030; ưu tiên kinh phí để xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước tập trung nông thôn ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khó thực hiện xã hội hóa.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...