| Hotline: 0983.970.780

Trình diễn phun thuốc BVTV bằng thiết bị bay không người lái trên lúa

Thứ Ba 26/11/2019 , 09:20 (GMT+7)

Vừa qua, Tập đoàn Lộc Trời tổ chức sự kiện trình diễn phun thuốc BVTV trên lúa bằng thiết bị bay không người lái (drone).

16-16-08_nh_1_nong_dn_tim_hieu_drone_phun_thuoc_bvtv
Nông dân tìm hiểu drone phun thuốc BVTV.

Sự kiện diễn ra tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành (xã Định Thành, Thoại Sơn – An giang), thu hút gần 500 nông dân ở các tỉnh ĐBSCL đến dự.

Qua quá trình thực nghiệm drone phun thuốc trên 3 loại hình như: đồng ruộng có nước, đồng ruộng vừa xuống giống và đồng ruộng lúa 30 ngày tuổi. Drone bay trên đồng ruộng cao khoảng 2-3m, hạt thuốc khi ra khỏi đầu phun có kích cỡ rất nhỏ và mịn, điều này sẽ giúp người nông giảm thiểu lượng nước thực tế cần dùng mà vẫn đảm bảo độ trải đều bề mặt và mang lại hiệu quả cao.

Một số lợi ích mà drone mang lại như giúp tăng năng suất lao động từ 15 đến 30 lần, giúp giảm giá thành sản xuất, rút ngắn thời gian phun thuốc trên 1 đơn vị diện tích. Đặc biệt giảm 30% lượng thuốc BVTV so với phun xịt thông thường để phòng trị dịch hại. 

Ngoài ra, drone áp dụng công nghệ phun li tâm giọt nước xoáy tròn giúp cho việc tiếp xúc sâu bệnh mặt dưới lá hiệu quả hơn, phun thuốc dập dịch nhanh, chủ động thời gian phun thuốc, với khả năng phun thuốc ban đêm.

16-16-08_nh_2_thuc_thuc_nghiem_drone_phun_thuoc_thuoc_bvtv_tren_vung_nguyen_lieu
Thực nghiệm drone phun thuốc thuốc BVTV trên vùng nguyên liệu.

Phun thuốc chính xác với việc kiểm soát công nghệ phun trên máy bay, ứng dụng chẩn đoán dịch hại đồng bộ dữ liệu với máy bay phun tự động vào khu vực có dịch hại, giảm tổn thất sản lượng lúa 150 - 200 kg/ha so với phun xịt thuốc thông thường do lúa không bị dẫm đạp…

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm