Hiện, giá lúa gạo đang neo ở mức cao, thị trường giao dịch sôi động, bà con trồng lúa không khỏi mong chờ về một vụ mùa bội thu để có thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, không ít bà con nông dân đang phải đối mặt với mối lo nạn muỗi hành hoành hành.
Vụ lúa đông xuân, hè thu là 2 vụ mùa dễ bị muỗi hành và sâu đục thân gây hại do điều kiện thời tiết nắng nóng, ẩm độ không khí khá cao. Nhất là đối với trà lúa từ giai đoạn làm mạ non đến đẻ nhánh, thậm chí là giai đoạn làm đòng.
Ngành chức năng khuyến cáo, để quản lý tốt muỗi hành và sâu đục thân bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng để kịp thời đưa ra giải pháp xử lý, hạn chế thấp nhất thiệt hại trên lúa. Đồng thời, bà con trồng lúa nên áp dụng kỹ thuật “1 phải 5 giảm”, vệ sinh đồng ruộng, xuống giống đồng loạt, tập trung, gieo sạ thưa, bón phân cân đối, nhất là quản lý tốt cỏ dại.
Có thể nói, quản lý cỏ dại đầu vụ là yếu tố tiên quyết hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của muỗi hành, sâu đục thân trên cây lúa. Bởi mật số cỏ dại trên đồng ruộng cao chính là điều kiện lý tưởng cho các loại dịch hại trú ngụ và phát triển. Mặt khác, nếu cỏ dại không được quản lý tốt ngay từ đầu vụ, sẽ cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng, nước, dẫn đến tình trạng ruộng lúa phát triển kém, giảm năng suất và chất lượng hạt.
Anh Quách Vũ Y, một nông dân ở xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang chia sẻ trong canh tác lúa việc khó nhất là quản lý cỏ dại. Vụ nào cỏ dại mọc nhiều, khả năng cao vụ đó sẽ thất thu, bởi cỏ dại sinh trưởng tốt, sâu hại sẽ dễ dàng tấn công, gây hại trên cây lúa. Nhất là thời điểm muỗi hành và sâu đục thân đang có nguy cơ gây hại cao như hiện nay.
Cách ruộng lúa của anh Y không xa, ruộng lúa của ông Lê Văn Tám tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang cũng gặp tình trạng tương tự. Những vụ mùa trước, dù ông đã làm đất rất kỹ nhưng khi cho nước vào ruộng, bón phân thì cỏ lại mọc lên, cả nhà phải kéo nhau ra đồng để nhổ, chưa kể đến việc cỏ dại mọc nhiều sâu bệnh hại trên lúa cũng gia tăng.
Ông Tám chia sẻ thêm, từ khi được anh em kỹ sư của Công ty TNHH Phú Nông hướng dẫn kỹ thuật quản lý sâu hại thông qua việc xử lý tốt cỏ dại đầu vụ với sản phẩm Butapro 550EC, ruộng lúa của ông không còn cỏ dại, từ đó sâu hại trên lúa giảm đáng kể. Khi thấy có dấu hiệu xuất hiện của sâu hại, đặt biệt là muỗi hành hoặc sâu đục thân, ông cũng không cần lo lắng vì chỉ cần phun thuốc Fanpro 250SC là xử lý được ngay.
Sản phẩm Butapro 550EC của công ty TNHH Phú Nông là sản phẩm trừ cỏ hậu nảy mầm giai đoạn sớm từ 7 -11 ngày sau sạ, khi cỏ dại được khoảng 2 - 4 lá. Với tác động lưu dẫn cùng hoạt chất Butachlor, Propanil, thuốc có tác động hiệu quả với các nhóm cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực và cỏ lá rộng. Đây là một trong số ít sản phẩm trừ cỏ hậu nảy mầm trên thị trường có chứa chất an toàn Fenclorim nên khi phun lúa sẽ không bị vàng, sượng lúa.
Với 2 thành phần hoạt chất Chlorfenapyr và Lufenuron, sản phẩm Fanpro 250SC là thuốc trừ sâu phổ rộng, tác động lên hệ thần kinh, ngăn chặn quá trình lột xác của sâu làm sâu chết trong vòng 3 ngày, ngăn ngừa sâu hại bộc phát. Sản phẩm được Cục bảo vệ thực vật cấp phép đăng ký trên cả 2 đối tượng muỗi hành và sâu đục thân, hiệu quả kéo dài chỉ sau 1 lần phun.
Công ty TNHH Phú Nông nhận thấy, giải pháp phòng ngừa và diệt trừ sâu hại trên lúa đặc biệt là muỗi hành và sâu đục thân thông qua quản lý tốt cỏ dại đầu vụ mang lại hiệu quả cao, được nhiều bà con nông dân ủng hộ. Từ đó, công ty đã triển khai chương trình “Cỏ chết - Hết muỗi hành” với mong muốn mang lại một vụ mùa bội thu cho bà con nông dân.
Chương trình được tổ chức vào ngày 11/3/2024, theo đó Công ty TNHH Phú Nông triển khai hướng dẫn kỹ thuật quản lý dịch hại đầu vụ, đồng thời phân phối sản phẩm Butapro 550EC, Fanpro 250SC đến các đại lý, nhà phân phối sản phẩm của công ty trên 33 tỉnh thành trên cả nước và trọng tâm là khu vực ĐBSCL. Chương trình nhận được sự đón nhận và ủng hộ nhiệt tình từ nhà phân phối, đại lý và bà con nông dân các tỉnh.