| Hotline: 0983.970.780

Trồng đinh lăng thu nhập cao

Thứ Sáu 22/01/2016 , 07:25 (GMT+7)

Với cơ ngơi khang trang của gia đình ông Bùi Văn Sớm cùng vườn đinh lăng ngút ngàn có giá trị bạc tỷ, khiến chúng tôi bất ngờ.

Về xóm 11 xã Hải Quang, huyện Hải Hậu (Nam Định) chứng kiến cơ ngơi khang trang của gia đình ông Bùi Văn Sớm cùng vườn đinh lăng ngút ngàn có giá trị bạc tỷ chúng tôi không khỏi bất ngờ.

Vừa bật hệ thống phun nước tự động cho vườn, ông Sớm vừa vui vẻ cho biết: "Tôi gắn bó với cây đinh lăng cả hơn chục năm rồi. Diện tích hơn một mẫu này cũng đều là đất tôi thuê của bà con trồng lúa kém hiệu quả để làm. Vườn đinh lăng này năm nay mới bước sang tuổi thứ 3 nhưng tôi đã xuất bán hai lần được 250 triệu đồng.

Lần thứ nhất là khi vườn cây vừa được một tuổi thì tôi cắt cành bán giống được 100 triệu. Lần thứ hai là năm 2014, để giúp cho rễ đinh lăng còn lại phát triển thuận lợi hơn nên cứ hàng cách hàng tôi lại đào và bán từ gốc đến rễ với giá 27 nghìn đồng/kg được 150 triệu đồng.

Nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự mạnh dạn trong chuyển đổi sản xuất, vừa qua xã Hải Quang đã được các phòng, ban của huyện về thẩm định, tiến tới công nhận “Làng nghề trồng cây dược liệu Quang Bắc”.

Và đến tháng 6/2016 tới đây, nếu xuất bán hết cả vườn này dự kiến sẽ cho thu khoảng trên 400 triệu đồng nữa. Như vậy, tính ra 1 sào trồng 3 năm sau cho thu nhập từ 170 - 200 triệu đồng. Trừ đi chi phí giống, phân bón, mỗi một năm cũng cho thu nhập từ 18 - 22 triệu đồng/sào, tương đương 520 - 580 triệu đồng/ha/năm. Đây quả là một con số không hề nhỏ!".

Hiện tại gia đình ông đã ký kết hợp đồng với Cty Cổ phần Traphaco một năm cung cấp 100 tấn đinh lăng khô (tương đương 500 tấn đinh lăng tươi). Không chỉ dừng lại ở việc tiếp tục mở rộng diện tích đinh lăng nhà mình và vận động các hộ dân trong xóm, trong xã cùng trồng. Hiện gia đình ông còn có 3 cơ sở thu mua và chế biến đinh lăng tại các xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu; thị trấn Xuân Trường và xã Hồng Thuận, huyện Giao Thủy.

Từ nhiều năm nay, bình quân gia đình ông thu mua từ 400 - 500 tấn đinh lăng tươi cho bà con trong và ngoài huyện về sơ chế, xấy khô xuất bán cho Cty Cổ phần Traphaco. Qua đó đã tạo việc làm thường xuyên cho từ 20 - 30 công nhân với mức 120 nghìn đồng/ngày.

Được biết các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng (Nam Định) được tổ chức HELVETAS Swiss Intercooperation Việt Nam lựa chọn để thực hiện dự án “Phát triển các hoạt động thương mại sinh học trong lĩnh vực hợp chất tự nhiên tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án BioTrade).

Dự án BioTrade và Cty Cổ phần Traphaco cùng hợp tác để phát triển dược liệu đinh lăng theo tiêu chuẩn hướng dẫn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).

15-41-42_nh-1

Ông Phạm Văn Đà, Chủ tịch UBND xã Hải Quang cho biết, toàn xã có khoảng 40 ha trồng cây dược liệu đinh lăng rải rác ở tất cả các xóm. Trong đó tập trung ở các xóm 1, 2 với tổng diện tích gần 20 ha. Hải Quang cũng có cơ sở ký kết hợp đồng với Cty Cổ phần Traphaco để phát triển dược liệu đinh lăng theo tiêu chuẩn GACP-WHO.

"Ngoài việc vận động, khuyến khích bà con mở rộng diện tích chúng tôi cũng rất chú trọng tuyên truyền để bà con thực hành tốt việc trồng, thu hái và sơ chế nhằm đảm bảo hiệu quả, chất lượng dược liệu trước khi xuất bán cho Cty", ông Đà chia sẻ.

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.