| Hotline: 0983.970.780

Hàng năm Yên Bái sẽ thả hàng ngàn tấn cá giống trên hồ Thác Bà

Thứ Sáu 13/12/2024 , 13:38 (GMT+7)

Thả hàng ngàn tấn cá giống hàng năm trên Hồ thác Bà, Yên Bái sẽ hỗ trợ ngư lưới cụ, bao tiêu sản phẩm để người dân khai thác có kiểm soát.

Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến thủy sản Việt Nam thả hơn 8 tấn cá giống xuống hồ Thác Bà. Ảnh: Thanh Tiến.

Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến thủy sản Việt Nam thả hơn 8 tấn cá giống xuống hồ Thác Bà. Ảnh: Thanh Tiến.

Hồ Thác Bà là 1 trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, đây giống như một “biển hồ” thu nhỏ ở tỉnh Yên Bái. Hồ có diện tích 23.400 ha; trong đó, diện tích mặt nước 19.050 ha, chiều dài 80 km, chiều rộng lớn nhất 30 km, mực nước dao động từ 46 - 58 m, dung tích chứa được 3-3,9 tỉ m3 nước. Đây là lợi thế lớn để phát triển du lịch địa phương. Ngoài ra vùng hồ được coi là vựa thủy sản giàu tiềm năng với nguồn nước dồi dào, chất lượng nước ổn định. Nơi đây có điều kiện lý tưởng cho việc phát triển các loài thủy sản, đặc biệt là các giống cá nước ngọt như: rô phi, trắm, chép, mè, lăng, chiên và nhiều loài cá đặc sản khác.

Với diện tích rộng lớn và nguồn nước sạch, hồ Thác Bà không chỉ tạo cơ hội cho người dân địa phương phát triển nghề nuôi cá, mà còn là nền tảng vững chắc để các doanh nghiệp đầu tư vào các mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao và nuôi cá lồng, bè... Đặc biệt, nước hồ ít bị ô nhiễm, nên sản phẩm thủy sản ở đây có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm từ các loại .

Hồ Thác Bà có tiềm năng lớn về phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Thanh Tiến.

Hồ Thác Bà có tiềm năng lớn về phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Thanh Tiến.

Đến nay trên hồ Thác Bà đã có một số doanh nghiệp, HTX nuôi trồng thủy sản và trên 300 hộ dân nuôi cá lồng và nuôi cá quây lưới. Với trên 2.200 lồng nuôi cá và 230ha diện tích mặt nước quây lưới nuôi cá, tổng sản lượng thủy sản trung bình ước đạt hơn 9.000 tấn/năm. Tỉnh Yên Bái phấn đấu nâng sản lượng khai thác thủy sản đạt trên hồ đạt 20.000 tấn, tiếp tục mời gọi doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn huyện để xuất khẩu sản phẩm cá sang thị trường các nước như: Mỹ, Nhật, Thái Lan và các nước châu Phi…

Ông Lã Tuấn Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết, hàng năm huyện thường xuyên phối hợp với Chi cục thủy sản tỉnh thả bổ sung nguồn lợi thủy sản trên vùng hồ với mục tiêu là đa dạng hóa các loài thủy sản trên hồ, đảm bảo môi trường sinh thái. Bên cạnh đó tạo nguồn cho người dân sống bằng nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản hợp pháp, góp phần tăng thêm thu nhập.

Lãnh đạo sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái và đại diện Công ty thả cá xuống hồ. Ảnh: Thanh Tiến.

Lãnh đạo sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái và đại diện Công ty thả cá xuống hồ. Ảnh: Thanh Tiến.

Ngày 12/12, sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến thủy sản Việt Nam tổ chức thả hơn 8 tấn cá giống các loại như: cá trắm đen, chép, trôi, mè hoa với trọng lượng từ 100 – 300 gram/con. Qua đó, nhằm phát triển vùng nguyên liệu gắn với bảo vệ, khai thác và liên kết tiêu thụ thủy sản tại hồ Thác Bà.

Ông Quách Mạnh Long - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến thủy sản Việt Nam cho biết, Công ty đã dành gần 2 năm nghiên cứu hồ Thác Bà và nhận thấy nơi đây có tiềm năng rất tốt để phát triển thủy sản kết hợp với tạo sinh kế cho người dân.

Theo kế hoạch được phê duyệt, những năm tiếp theo, Công ty sẽ thả nhiều đợt cá giống với khoảng 1.000 tấn/năm trên vùng lòng hồ Thác Bà. Trong chương trình này, doanh nghiệp và người dân sẽ đồng hành thực hiện và hưởng lợi, trong đó người dân bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Công ty đầu tư thả cá giống, hỗ trợ ngư lưới cụ và bao tiêu sản phẩm.   

Qua khảo sát hồ Thác Bà có sản lượng 9.000 tấn cá, Công ty dự kiến mỗi năm sẽ trích khoảng 30 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế cho khoảng từ 500 - 600 hộ dân sống gắn bó với nghề cá. Mục đích chính của chương trình là hỗ trợ người dân thay đổi nghề, cùng tham gia vào quy trình đánh bắt và tham gia vào các tổ cộng đồng quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hạn chế triệt để việc sử dụng các phương tiện, dụng cụ đánh bắt khai thác tận diệt bị cấm trên hồ như: vó, lưới mắt nhỏ kết hợp với ánh sáng đèn, xung điện, kích điện và các hóa chất hủy diệt…

Mỗi năm Công ty có kế hoạch thả 1.000 tấn cá giống trên hồ Thác Bà. Ảnh: Thanh Tiến.

Mỗi năm Công ty có kế hoạch thả 1.000 tấn cá giống trên hồ Thác Bà. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Long cũng đề nghị cơ quan, ban ngành của tỉnh Yên Bái tiếp tục đồng hành, phối hợp chặt chẽ cùng Công ty trong việc kiểm tra, xử lý triệt để các ngư lưới cụ cấm để mở ra cơ hội việc làm, phát triển sinh kế và nâng cao đời sống cho nhân dân. Sau 1-2 năm thực hiện, Công ty sẽ nghiên cứu xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến xuất khẩu ngay tại địa bàn.

Ông Nguyễn Đức Điển, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh Yên Bái chấp thuận cho Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến thủy sản Việt Nam tiến hành thả cá sinh trưởng phát triển tự nhiên tại hồ Thác Bà. Sau đó, công ty liên kết với người dân để khai thác, thu mua sản phẩm. Việc làm này được thực hiện liên hoàn, liên tục trong nhiều năm.

Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp thả cá giống với số lượng lớn tại vùng hồ Thác Bà, chương trình không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế mà còn thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương với bảo vệ môi trường. Qua đó, từng bước bảo tồn, tái tạo và phát triển đa dạng nguồn thủy sản; tăng số lượng cá trong hồ góp phần phục hồi hệ sinh thái và bảo vệ môi trường nước trên vùng hồ Thác Bà. Khi nguồn cá tự nhiên dồi dào sẽ góp phần đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế tại địa phương.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Cùng ngư dân Trà Vinh thắp sáng đèn trên biển

Trà Vinh Những suất quà tặng bà con ngư dân gồm bình ắc quy, đèn led, combo pin, túi thuốc, cuốn cẩm nang nhằm hỗ trợ, động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển