Nhận định xu hướng thời tiết
Năm nay nạp Kim âm; vận Hỏa, khí Dương minh Táo kim tư thiên. Như vậy, năm nay nhiều kim khắc mộc nên cây trồng có thể bị xâm hại nhiều, Tết nguyên đán nhằm ngày Canh Thìn: “Kim thiết quý, Hòa thục, Nhân bệnh”.
Ngày 9 tháng Giêng nhằm ngày Mậu Tý (hoàng trùng - thiên bệnh), dự báo năm nay thiên tai, dịch bệnh nhiều. Ngày Lập Xuân vào mùng 14 tháng Giêng nhằm ngày Quý Tỵ -“Hòa ương, nhân dịch, đa vũ”.
Đặc biệt, ngày 9/9 Nhâm Dần sấm rền, “Trùng cửu lôi thanh - tứ nguyệt hàn” - nghĩa là ngày trùng dương sấm dậy, dự báo năm tới có rét muộn, rét nàng Bân.
Nhận định: Từ sang tiết lập Xuân trời ấm hơn, ít mưa xuân hơn trung bình nhiều năm, có thể có rét muộn, rét nàng Bân. Như vậy, có thể năm nay tai ương còn nhiều, thời tiết diễn biến phức tạp, cây trồng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt thời điểm lúa trỗ.
Đúc rút kinh nghiệm nghề trồng lúa cổ nhân dạy: “Tốt cây không bằng tốt gió”- nghĩa là chăm bón cho cây lúa tốt, đòng to cũng chưa bằng khi lúa trỗ vào thời tiết an toàn.
Đánh giá mức tương quan giữa yếu tố thời tiết vụ Xuân 2023 đến sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc, các chuyên gia nhận định: lúa trỗ sau tiết Lập Hạ có sác xuất an toàn lớn nhất, dễ cho năng suất lúa cao hơn.
Với các giống lúa cảm ôn ngắn ngày (thời gian sinh trưởng khoảng 120-130 ngày), cần gieo cấy vào tiết lập xuân, chăm bón khoa học để lúa có thể phân đốt vào tiết Thanh Minh sẽ có thể trỗ an toàn vào tiết lập Hạ cho năng suất cao.
Do vậy, đồng thời với việc gieo cấy thì việc lựa chọn phân bón và kỹ thuật bón phân có ý nghĩa quyết định rất lớn đến kết quả sản xuất vụ lúa xuân 2023.
Lưu ý về bón lót
Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng giai đoạn làm đòng, trỗ bông giúp cây tốt bền, bộ lá công năng có tuổi thọ cao và cho bông to, nhiều hạt mẩy. Ngoài các chất trung vi lượng thúc đẩy quá trình hình thành và hoạt động các Enzim tổng hợp dinh dưỡng tích lũy cho cây lúa
Cây lúa rất cần lân thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, tích lũy đường bột, tăng sức sống hạt phấn giúp quá trình thụ phấn, thụ tinh thuận lợi hơn, đồng thời cân đối NK để giúp thân cứng, lá đứng, chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận tốt hơn.
Trên thị trường phân bón hiện nay, phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển được sản xuất từ phân Lân nung chảy Văn Điển - loại phân bón đa dinh dưỡng, kết với đạm urê, kaly và một số dinh dưỡng vi lượng đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
Phân đa yếu tố NPK 5:12:3; 6:11:3, 10:10:5, 10:7:3, 8:8:4 hoặc phân đa yếu tố lúa 1 chuyên bón lót Lúa có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng NPK và các chất trung vi lượng cần thiết cho cây lúa giai đoạn làm đòng, trỗ bông và nuôi hạt.
Phân bón này cần phải được bón lót sâu, vừa có tác dụng kích thíc rễ phát triển xuống lớp đất dưới giúp cây lúa chống đổ tốt hơn, vừa để giành dinh dưỡng phục vụ giai đoạn làm đòng, trỗ và chín thuận lợi.
Lưu ý về bón thúc
Chăm sóc cây lúa từ sau cấy đến kết thúc đẻ nhánh, giúp cây lúa đẻ nhánh, vươn lá, vươn bẹ ...phát triển sinh khối tạo cơ sở vật chất chuẩn bị cho giai đoạn làm đòng, trỗ chín. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng nhiều nhất là đạm, kaly và ít lân cùng trung, vi lượng.
Cần dinh dưỡng đạm cao và cân đối với kaly nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải; kaly giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ; đồng thời kaly vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu, giúp ruộng lúa thông thoáng nhưng khóm lúa gọn, nhiều bông.
Ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai doạn đẻ nhánh, còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận. Phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như: Phân đa yếu tố NPK (16 :5 :17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO 8%, S 2%,…; loại NPK 12 :5 :10 có hàm lượng N12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg 2%, SiO2 4%, CaO 5%...
Hiện nay, nhiều nơi bà con sử dụng công thức NPK 13:3:10 còn được gọi là Lúa 2 chuyên bón thúc đẻ và thúc đòng cho lúa.
Kỹ thuật sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa xuân 2023
Bón lót
Tùy thuộc chân ruộng, giống lúa và lượng phân hữu cơ mà cân đối lượng phân bón lót trong vụ Xuân; trung bình mỗi sào bón khoảng 15-20kg phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón lót lúa. Ruộng chân cao, cấy lúa ít thóc thì bón ít, ruộng thấp trũng, chua nhiều, cấy lúa nhiều thóc thì bón nhiều.
Để phân bón lót được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông; phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bừa cuối cùng; nếu lo mất nước, mất phân thì có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng.
Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng. Bởi lẽ bón phân xong, khi đã lắng bùn là các chất dinh dưỡng đã được bám hết vào hạt đất và chìm xuống, trong nước lúc này chỉ còn các chất gây chua phèn, chất gây ngộ độc cho rễ lúa. Vì vậy, để lắng bùn, trong nước 1-2 ngày, tháo bớt nước trong rồi gieo cấy...
Với các loại phân bón tan nhanh khác, khi bón sớm như vậy dễ bị rửa trôi hoặc bị cac chất Fe, Al bám giữ thành chất khó tiêu; song phân bón Văn Điển khi được vùi sâu sẽ được “để giành” ở các lớp đất phía dưới vừa kích thích bộ rễ ăn sâu, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng giai đoạn làm đòng và nuôi đòng, nuôi hạt; tạo điều kiện cho cây lúa cứng cáp, cân đối rễ và thân, giúp cây khỏe, ít sâu bệnh, không đổ ngã, tạo cho bông to, hạt mảy…
Bón thúc
Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà chuẩn bị phân bón thúc cho lúa Xuân 2023 như sau: Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng…. bón khoảng 10-12 kg/sào; ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 12-15 kg/sào.
Riêng chân ruộng cao, giống lúa cứng thân bón thúc làm 2 lần: Bón phân thúc đẻ cần phải được bón sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng, bón 60-70% lượng phân bón thúc. Khi lúa chuẩn bị phân đốt, bón hết lượng phân còn lại.
Vụ Xuân năm Quý Mão có thể diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, sử dụng phân bón Đa yếu tố NPK chuyên bón lót và chuyên bón thúc lúa, thực hiện bón lót sâu, bón thuc sớm; không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không chia ra bón quá nhiều lần.