| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 24/03/2021 , 16:05 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 16:05 - 24/03/2021

Trụ sở to và dân nghèo

Trụ sở càng to, mà dân đang còn nghèo thì hình ảnh của Huyện ủy, của UBND huyện trong lòng dân càng bị mờ nhạt.

Năm 2008, khi Chính phủ xếp hạng 62 huyện nghèo nhất nước để có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, thì huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) là 1 trong số 62 huyện nghèo đó. 10 năm sau, năm 2018, khi Thủ tướng điều chỉnh danh sách huyện nghèo, thì Quan Hóa vẫn chưa thoát ra khỏi danh sách đó. Và đến nay vẫn… nghèo.

Thế nhưng mới đây, Quan Hóa đã xin tỉnh đầu tư xây dựng mới trụ sở với kinh phí trên 30 tỷ đồng. Điều đáng nói là trước đó, huyện đã thực hiện một loạt công tác sửa chữa, nâng cấp trụ sở cũ. Lý do để xây mới trụ sở, theo lãnh đạo huyện, là để “nâng cao hình ảnh của Huyện ủy và của UBND huyện, tạo tiền đề nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo đối với người dân trong huyện, giảm sự chênh lệch giầu nghèo giữa miền xuôi với miền ngược”. Vừa mới sửa chữa, nâng cấp trụ sở xong, tốn kém không ít tiền bạc, nhưng đã đòi đập bỏ để xây mới. Và cái lý do đưa ra để đập cũ xây mới, nghe vừa nực cười vừa vô lý, vừa ngô nghê.

Thứ nhất, “nâng cao hình ảnh của Huyện ủy và UBND huyện” ư? Hình ảnh của Huyện ủy, của UBND huyện chỉ được nâng cao khi từ lãnh đạo đến cán bộ, nhân viên đều là những người hết lòng hết sức với dân, gần dân, thấu hiểu nguyện vọng của dân. Còn ngược lại, thì trụ sở càng to, mà dân đang còn nghèo thì hình ảnh của Huyện ủy, của UBND huyện trong lòng dân càng bị mờ nhạt.

Thứ hai, cái trụ sở hoành tráng, to vật vã thì làm sao “tạo tiền đề để nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo đối với người dân trong huyện” được? Đói nghèo chỉ được xóa, được giảm khi từ lãnh đạo đến mọi cán bộ, nhân viên trong huyện đều tận tâm tận lực tìm mọi cách để nhân dân của mình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Ngược lại, thì cái trụ sở to vật vã, hoành tráng kia chỉ phơi bày trước mắt bàn dân thiên hạ cái nghịch cảnh lãng phí, xa hoa. Không khéo, hình ảnh trụ sở lại “hóa” hành cái “lồng son” để cán bộ huyện ra vào, càng ngày càng xa cách với nhân dân mà thôi.

Và thứ ba, cái trụ sở hoành tráng, to vật vã cũng làm sao làm “giảm sự chênh lệch giầu nghèo giữa miền xuôi với miền ngược” được? Sự giầu nghèo giữa miền xuôi và miền núi chỉ được giảm khi đồng bào miền núi được tạo mọi điều kiện về đất đai, về vốn liếng và tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thêm vào đó là việc đầu tư xây dựng hạ tầng về giao thông, về điện, về hệ thống y tế, trường học… được tiến hành đồng bộ, khiến cho việc tiêu thụ nông sản và giao thương... trở nên thuận lợi. Để huyện nhà vẫn giữ “tiêu chuẩn” là huyện nghèo mà không biết xấu hổ, không quan tâm phát triển kinh tế nhưng lại rất chăm chú vào việc xây trụ sở, xem ra, không chỉ riêng Quan Hóa mà còn tồn tại ở nhiều địa phương khác. Bởi huyện nghèo thì được ưu tiên rất nhiều thứ, được đầu tư rất nhiều dự án. Mà thêm mỗi khoản ưu tiên, thêm mỗi dự án đầu tư là thêm một lần “nảy lộc”.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm