| Hotline: 0983.970.780

Trúng mùa ghẹ

Thứ Sáu 14/08/2015 , 07:20 (GMT+7)

Đến Phú Quốc, chúng ta sẽ có dịp làm quen với các ngư dân, đặc biệt là những người làm nghề săn ghẹ tại Hàm Ninh.

Đây là một làng chài nổi tiếng với nghề đánh bắt các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như ghẹ, ngọc trai và hải sâm.

Hàm Ninh nằm ở phía đông, cách thị trấn Dương Đông, trung tâm thương mại Phú Quốc chừng 20 km. Làng chài nơi đây còn hoang sơ, bốn mùa lộng gió, ghe tàu đánh bắt neo đậu suốt ngày đêm.

Đa số dân cư nơi đây đều tập trung bên bờ Rạch Hàm, nhà cửa san sát, đa số sinh sống bằng nghề đánh bắt và mua bán hải sản, chủ yếu là ghẹ, đặc sản của Hàm Ninh.

Ông Dương Văn Thiện, một lão ngư cố cựu nơi đây cho biết, từ xa xưa bà con đã quy tụ về đây sống bằng nghề đánh bắt rồi lập làng. Hiện nay, nơi đây là một khu ẩm thực nổi tiếng với nhiều đặc sản biển như tôm, cua, sò, ốc, ghẹ, bào ngư, tôm tít và nhiều loại cá biển.

Từ xa xưa, Phú Quốc luôn là một huyện đảo phong phú cá tôm, bà con ngư dân quanh năm khai thác với nhiều loại hình đánh bắt đa dạng, trong số đó có gần 80% chuyên nghề lưới ghẹ.

Chỉ tính riêng ở ấp Rạch Hàm cũng đã có trên 100 ghe tàu ra khơi lưới ghẹ, khiến cho không khí làng chài lúc nào cũng sôi động, nhất là lúc tàu vào bờ, nhịp sống diễn ra vô cùng tất bật.

Ghẹ Phú Quốc là một loại ghẹ xanh thuộc lớp giáp xác, thịt rất thơm ngon, chắc thịt, ngọt đậm đà nên được nhiều người ưa thích. Có người nói ra Hàm Ninh mà không ăn ghẹ coi như chưa đến Phú Quốc.

Hơn nữa, ngư trường Hàm Ninh lại là nơi ghẹ sinh sống nhiều nhất, ghẹ có quanh năm nhưng trúng nhất là tháng 4 - 5 và tháng 8 – 10 âm lịch.

Anh Tăng Quốc Thái, một người từng gắn bó với nghề săn ghẹ trên 10 năm cho biết, phượng tiện đánh bắt ghẹ ở Hàm Ninh là lưới thả sát đáy, khác với ở Hà Tiên và Kiên Lương, đa phần săn ghẹ bằng bẫy rập.

09-52-41_ghe-hm-ninh-vu-moi-dnh-bt

Mỗi người thường sắm nhiều tay lưới, nối kết với nhau dài hơn 5.000m, ngày ngày bơi ra xa bờ từ 5 - 10 km để thả lưới từ sáng sớm cho đến đứng bóng hoặc xế chiều thì cuốn lưới, bình quân mỗi ngày, một ghe lưới có thể bắt từ 6 - 10 ký ghẹ tươi sống, thu nhập từ 700.000đ - 1 triệu đồng.

Gặp hôm thời tiết thuận lợi, ghẹ trúng có thể thu nhập gấp đôi. Cuộc sống xem ra rất khỏe so với các nghề lặn bắt ốc và hải sâm.

Tuy nhiên, nghề săn ghẹ vất vả khôn cùng, suốt ngày phải tắm nắng. Muốn đánh bắt được nhiều bà con ngư dân phải hiểu rõ quy luật về con nước, thời tiết và đặc tính sinh sống của loài ghẹ. Bằng không có hôm sẽ về tay không.

Ngoài ra, muốn ra khơi đánh bắt có hiệu quả, mỗi ngư dân còn phải đầu tư trên 50 triệu đồng để mua sắm tàu ghe và đồ nghề.

Lưới sau khi kéo lên ghe, các ngư dân vội chạy vào bờ gỡ ghẹ với một động tác thật nhanh nhẹn và thành thục để kịp giao cho bạn hàng. Ghẹ vừa bắt lên, các thương lái đã đến tận nơi thu mua với giá từ 100.000 – 150.000đ/kg tùy lớn nhỏ. Mua xong họ nhanh chóng vận chuyển vào đất liền và tỏa đi các nơi.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm