Nhà chức trách Trung Quốc vừa ban hành điều luật mới cấm các nhà cung cấp tin tức video và âm thanh trực tuyến được sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ thực tế ảo để sản xuất "tin giả" (fake news).
Deep fake được coi là bóng ma công nghệ |
Quy định này được Cơ quan quản lý không gian mạng quốc gia cho biết, việc sử dụng các công nghệ mới như Deep fake (dựa trên một tập hợp các thuật toán để mô hình dữ liệu trừu tượng hóa ở mức cao) và thực tế ảo để tạo và phát tán "tin giả".
Cơ quan này cũng cho rằng, tin giả được tạo ra từ những công nghệ trên có thể phá vỡ trật tự xã hội và vi phạm lợi ích của người dân, tạo ra rủi ro chính trị và mang lại tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia và ổn định xã hội.
Nhiều chính khách và nhân vật nổi tiếng cũng bị làm méo mó hình ảnh thực |
Theo đó, tổ chức và cá nhân sai phạm các quy định trên có thể bị coi là phạm tội hình sự, tuy nhiên không cung cấp thông tin chi tiết về mức hình phạt.
“Fake news” là một thuật ngữ được khái quát hóa để chỉ bất cứ thông tin gì phát sinh từ một sự nhầm lẫn, sự nhái lại một cách giễu cợt hoặc cố tình diễn giải sai sự thật một cách có chủ ý.
Nhà chức trách cũng yêu cầu, việc sản xuất hình ảnh và âm thanh trực tuyến bằng AI hoặc công nghệ thực tế ảo phải dán nhãn rõ ràng nhằm cảnh báo người dùng.
Trào lưu ghép ảnh từng gây ra làn sóng chỉ trích vì vấn đề đạo đức |
Trước đó, hồi tháng 9, một ứng dụng hoán đổi khuôn mặt (app Zao) xuất hiện ở Trung Quốc, cho phép người dùng smartphone đăng những hình ảnh của họ giống y hệt các diễn viên hoặc người dẫn các show truyền hình nổi tiếng.
Làn sóng này ngay sau đó đã nổ ra một cuộc tranh luận gây bão về việc lạm dụng các công nghệ ghép mặt có thể bị lợi dụng để tấn công người khác.