| Hotline: 0983.970.780

Khám phá bản đồ 'đồ Tết bí ẩn' của Trung Quốc

Thứ Tư 22/01/2025 , 21:25 (GMT+7)

Các bản đồ 'đồ Tết bí ẩn' kèm theo những câu chú thích hài hước đã giúp nhiều sản phẩm nông sản 'ẩn mình' được đưa vào giỏ mua sắm Tết.

Những đặc sản từ các vùng miền khác nhau đã tạo nên một 'bản đồ Tết' độc đáo. Ảnh minh họa.

Những đặc sản từ các vùng miền khác nhau đã tạo nên một "bản đồ Tết" độc đáo. Ảnh minh họa.

Ngay từ những ngày đầu năm mới, các bản đồ "đồ Tết bí ẩn” kèm theo những câu chú thích hài hước đã trở thành xu hướng trên mạng xã hội và được nhiều người Trung Quốc quan tâm. 

Trên các bản đồ của các tỉnh này, những đặc sản từ các vùng miền khác nhau đã tạo nên một "bản đồ Tết": tại Tứ Xuyên có hoa hồng Damascus ở Aba, trứng cá muối ở Nghĩa An, quả sung ở Nội Giang và heo Huainan ở Tín Dương… Cũng có những món đặc sản từ các vùng miền khác như gạo Vũ Trường từ Hắc Long Giang, cừu bãi muối Yanchi từ Ninh Hạ, cùng các món đồ công nghệ cao như ô tô điện mới từ An Huy, các đồ điện gia dụng công nghệ cao của Quảng Đông.

Điều thú vị là, không ít món quà Tết đến từ những huyện nhỏ ít người biết đến. Chính sách phát triển nông thôn và kinh tế cấp huyện đã giúp nhiều sản phẩm nông sản "ẩn mình" được đưa vào giỏ mua sắm Tết.  Ví dụ, trong thực đơn Tết của nhiều gia đình năm nay, món ăn mới lạ gan ngỗng béo đã xuất hiện. Đây là một món đặc sản có nguồn gốc từ Pháp, nhưng 45% sản lượng toàn cầu lại đến từ Trung Quốc, với một trong những vùng sản xuất chính là huyện Hỏa Kiều, thành phố Lưu An, tỉnh An Huy.

Báo cáo "Đặc sản nông sản ẩn giấu của Taobao" cho thấy, các nguyên liệu cao cấp như gan ngỗng, matcha, trứng cá muối sản xuất trong nước có giá chỉ bằng một nửa so với các sản phẩm nhập khẩu, giúp những nguyên liệu cao cấp sản xuất trong nước có tính cạnh tranh và được nhiều gia đình chọn lựa trong mâm cơm Tết.

Đặc sản vùng sâu vùng xa gia nhập vào bản đồ "đồ Tết bí ẩn"

Ông Từ Mậu Kiến, 75 tuổi, dành cả đời để trồng nhân sâm ở huyện Phủ Tùng, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily.

Ông Từ Mậu Kiến, 75 tuổi, dành cả đời để trồng nhân sâm ở huyện Phủ Tùng, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily.

Huyện Phủ Tùng, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc được mệnh danh là "quê hương của nhân sâm Trung Quốc", gần đây trở nên rất nhộn nhịp. Thị trường nhân sâm ở thị trấn Vạn Lương, thuộc dãy núi Cảnh Bạch, chiếm đến 80% tổng giao dịch nhân sâm cả nước. Vào mùa giao dịch nhân sâm, mỗi ngày có khoảng 25.000 người tham gia giao dịch, với lượng nhân sâm giao dịch mỗi ngày đạt 1.000 tấn.

Trong những năm gần đây, huyện Phủ Tùng không ngừng phát triển các sản phẩm mới từ nhân sâm, không chỉ có nhân sâm truyền thống và nhân sâm phơi khô mà còn có những sản phẩm mới rất được giới trẻ và dân văn phòng yêu thích như cà phê nhân sâm, xà phòng nhân sâm, kem dưỡng tay nhân sâm, mặt nạ nhân sâm, thịt viên nhân sâm...

Ngoài ra, các "set quà tặng" với giá cả phải chăng được cho ra mắt và trở thành món quà Tết lý tưởng để thăm hỏi người thân. Địa phương này còn phát triển ngành du lịch theo hướng văn hóa nhân sâm, với các tour tham quan bảo tàng nhân sâm và thưởng thức tiệc nhân sâm, giúp sản phẩm nhân sâm trở nên nổi tiếng và thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi đến tham quan.

Với sự giúp đỡ từ các bản đồ "đồ Tết bí ẩn", các đặc sản địa phương đã được quảng bá rộng rãi và nhận được sự chú ý lớn từ người tiêu dùng trên khắp cả nước. Thông qua các nền tảng trực tuyến, người dân địa phương có thể dễ dàng tiếp cận và mở rộng mạng lưới khách hàng. Từ đó, không chỉ mang lại thu nhập cho các hộ gia đình mà còn góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm truyền thống, bảo tồn và phát huy các đặc trưng văn hóa tại địa phương.

Xu hướng "sản xuất thông minh" trong sản xuất đồ Tết

Trà trắng Phúc Điền, một đặc sản lâu đời của tỉnh Phúc Kiến, được biết đến với tác dụng giải khát và làm sạch cơ thể, là loại "trà lương thực" không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán tại Trung Quốc.

Những năm trước, bước đầu tiên trong quy trình chế biến trà - quá trình làm héo - rất khó thực hiện do thời tiết thay đổi thất thường và ánh sáng mặt trời không đủ tại địa phương, khiến sản lượng trà không ổn định.

Ngày nay, nhờ vào phòng làm héo thông minh, từng lá trà được "nằm" thoải mái trên khay trà và được chăm sóc trong điều kiện "mùa xuân quanh năm" với hệ thống chiếu sáng, hút ẩm và thông gió... Mỗi công đoạn trong quá trình chế biến trà đều được hiển thị rõ ràng trên màn hình điều khiển của máy làm héo bằng năng lượng không khí.

"Trà trắng, từ việc phụ thuộc vào thiên nhiên, đã chuyển sang sản xuất 'thông minh', nên giờ đây có thể sản xuất và bán quanh năm. Những loại trà quý đã trở thành món quà Tết bình dị của người dân", ông Trần Gia Á, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Trà trắng Liễu Miêu Phúc Điền, cho biết.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất