| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc ra văn kiện thúc đẩy toàn diện quá trình hồi sinh nông thôn

Thứ Năm 16/02/2023 , 09:42 (GMT+7)

Trung Quốc vừa công bố một chính sách quan trọng được gọi là ‘văn kiện trung ương số 1’ cho năm 2023, nhấn mạnh quyết tâm thúc đẩy toàn diện sức sống nông thôn.

Một công nhân nông nghiệp chăm sóc mô hình trồng rau không cần đất tại quận Cù Châu, thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc. Ảnh: Xinhua

Một công nhân nông nghiệp chăm sóc mô hình trồng rau không cần đất tại quận Cù Châu, thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc. Ảnh: Xinhua

Theo đó, nhấn mạnh những nỗ lực chung của Đảng và toàn xã hội nhằm đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa nông thôn. Tài liệu giới thiệu 9 khía cạnh nhằm đạt được các mục tiêu bao gồm đảm bảo cung cấp/sản xuất nông nghiệp và tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, mở rộng các nhiệm vụ của năm ngoái, đồng thời cũng đưa ra những điểm nổi bật mới.

Theo văn kiện, cần không ngừng coi việc giải quyết vấn đề "nông nghiệp, nông thôn và nông dân" là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác của toàn Đảng, phát huy cao độ nỗ lực của toàn Đảng, toàn xã hội để thúc đẩy toàn diện công cuộc chấn hưng nông thôn, đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

“Cùng với sự phát triển nhanh chóng của những thay đổi toàn cầu với quy mô chưa từng thấy trong một thế kỷ, sự phát triển của Trung Quốc đã bước vào thời kỳ cùng tồn tại các cơ hội, rủi ro và thách thức chiến lược, với những yếu tố không chắc chắn và khó lường ngày càng gia tăng. Điều cực kỳ quan trọng là phải duy trì nền tảng của "nông nghiệp, nông thôn và nông dân" và không cho phép có bất kỳ sai sót nào”, tài liệu nêu rõ. 

Li Guoxiang, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, việc nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của văn kiện giống với kế hoạch phát triển sâu rộng được đưa ra trong báo cáo của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20, trong đó chỉ ra rằng "những nhiệm vụ khó khăn và thách thức nhất mà chúng ta phải đối mặt trong việc xây dựng một Trung Quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt vẫn ở các vùng nông thôn của đất nước".

"Trung Quốc phải đối mặt với một số thách thức nghiệt ngã trong quá trình phục hồi nông thôn, chẳng hạn như thiếu nhân tài và vấn đề già hóa dân số nông thôn. Văn kiện số 1 là động lực củng cố niềm tin và đảm bảo thể chế có thể huy động sức mạnh của Đảng và toàn xã hội hướng tới mục tiêu chung", ông Li nói.

Đảm bảo an ninh lương thực

Theo ông Li, hầu hết các ưu tiên chính sách được liệt kê trong tài liệu trung ương số 1 năm nay là sự tiếp nối của năm ngoái, phản ánh mức độ thực dụng và hiệu quả cao, giúp các địa phương dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công việc liên quan. 

Tài liệu đã liệt kê chín khía cạnh công việc chính mà Trung Quốc sẽ thực hiện vào năm 2023 để thúc đẩy phục hồi nông thôn. Nhiệm vụ đầu tiên là đảm bảo nguồn cung ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp quan trọng cũng như sản xuất ổn định, phản ánh việc chính phủ tiếp tục chú trọng đến an ninh lương thực phù hợp với chiến lược dài hạn.

Cụ thể, theo hãng tin Tân Hoa Xã, Trung Quốc sẽ đảm bảo tổng sản lượng ngũ cốc đạt hơn 650 triệu tấn trong năm nay. Theo ông Li, tầm quan trọng của việc ổn định sản xuất nông nghiệp và đảm bảo nguồn cung lương thực đã được nâng lên thành "vị trí chiến lược chưa từng có" trong tài liệu số 1 của năm nay tương tự như năm ngoái, trong bối cảnh thiên tai ngày càng nhiều.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia, năm 2022 Trung Quốc sản xuất 687 triệu tấn ngũ cốc, tăng 3,68 triệu tấn so với năm 2021.

Các nhiệm vụ chính

Trong văn kiện trung ương số 1 năm nay, chính phủ cũng nhấn mạnh một số nhiệm vụ nhằm thúc đẩy sức sống của nông thôn, chẳng hạn như tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp và củng cố hỗ trợ khoa học, công nghệ và thiết bị nông nghiệp, điều mà các quan chức đã đề cập trong văn bản năm ngoái nhưng không nhấn mạnh điều đó một cách mạnh mẽ như năm nay.

Chiến lược phục hồi nông thôn đã được Bắc Kinh đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự kể từ Đại hội Đảng lần thứ 19 vào tháng 10 năm 2017. Chiến lược này nhằm giải quyết sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn và hiện đại hóa nền kinh tế nông thôn, bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đổi mới khoa học và công nghệ. Ảnh: ifpri

Chiến lược phục hồi nông thôn đã được Bắc Kinh đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự kể từ Đại hội Đảng lần thứ 19 vào tháng 10 năm 2017. Chiến lược này nhằm giải quyết sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn và hiện đại hóa nền kinh tế nông thôn, bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đổi mới khoa học và công nghệ. Ảnh: ifpri

Đặc biệt, chính phủ đang tập trung xây dựng một hệ thống đổi mới khoa học và công nghệ nông nghiệp với cấp bậc rõ ràng, phân công lao động/hợp tác và cạnh tranh vừa phải để thúc đẩy đột phá trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến.

Tài liệu cũng cho biết, Trung Quốc sẽ hỗ trợ xây dựng các phòng thí nghiệm quốc gia, trung tâm đổi mới sản xuất và các nền tảng khác trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng như cải thiện cơ chế hỗ trợ ổn định cho nghiên cứu cơ bản về khoa học.

Theo các chuyên gia, tỷ trọng ngành công nghiệp sơ cấp của Trung Quốc sẽ giảm so với các ngành công nghiệp cấp hai và cấp ba, do đó ngành nông nghiệp phải được chuyển đổi và nâng cấp để trở nên hiệu quả, thông minh và tập trung hơn để đáp ứng xu hướng này.

Tian Yun, một nhà kinh tế ở Bắc Kinh cho rằng, việc mở rộng sản xuất của Trung Quốc cần dựa nhiều hơn vào việc cải thiện hàm lượng khoa học và công nghệ. Ông Yun lưu ý: “Cấu trúc dân số hoặc cơ cấu lực lượng lao động hiện tại của Trung Quốc xác định rằng hiện đại hóa nông nghiệp sẽ dựa nhiều hơn vào thiết bị máy móc để thay thế lực lượng lao động và công việc tốt được hỗ trợ bởi thông tin và trí tuệ để cải thiện năng suất và chất lượng thực phẩm”.

Bên cạnh đó, tài liệu cho biết Trung Quốc sẽ giữ mục tiêu cuối cùng là ngăn chặn tình trạng bần cùng hóa quay trở lại quy mô lớn, đẩy nhanh việc xây dựng một cường quốc nông nghiệp, cũng như mở rộng các kênh để nông dân tăng thu nhập.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, quá trình hiện đại hóa nông thôn của Trung Quốc có những nét riêng thay vì mù quáng chạy theo khuôn mẫu của các nước phương Tây.

"Nền tảng của hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc là củng cố và cải thiện hệ thống vận hành nông thôn cơ bản, phát triển kinh tế tập thể nông thôn mới và thúc đẩy cải cách hệ thống đất đai nông thôn, trao cho nông dân quyền và lợi ích tài sản đầy đủ hơn, khác với tư nhân hóa quyền sở hữu đất đai ở phương Tây", theo ông Li. 

"Hệ thống đất đai nông thôn của Trung Quốc đảm bảo quyền lợi của khoảng 300 triệu nông dân, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai của cư dân nông thôn đã chuyển đến khu vực thành thị, nếu không họ có thể bị trục xuất khỏi thành phố và sống trong các khu ổ chuột sau khi bị mất tư liệu sản xuất - một điều rất phổ biến trong mô hình phương Tây", ông Li lưu ý.

(Xinhua; Global Times)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất