| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc thí điểm chương trình tài trợ chăn nuôi ở Zimbabwe

Thứ Sáu 08/10/2021 , 08:35 (GMT+7)

Trước mắt, có 26 hộ gia đình được hưởng lợi từ chương trình thí điểm, với 14 hộ chăn nuôi gia cầm trong khi 12 hộ còn lại tập trung vào nuôi thỏ.

Người phụ nữ bế chú gà con một ngày tuổi ở Zvimba, tỉnh Mashonaland West, Zimbabwe, ngày 29/9/2021. Ảnh: Tân Hoa xã.

Người phụ nữ bế chú gà con một ngày tuổi ở Zvimba, tỉnh Mashonaland West, Zimbabwe, ngày 29/9/2021. Ảnh: Tân Hoa xã.

Peter Chivhumbura thường nuôi gà thả rông tại trang trại nông thôn của mình ở Zimbabwe để sử dụng trong nhà và không bao giờ coi chúng là hàng hóa có giá trị thương mại.

Tất cả đã thay đổi khi ông được chọn tham gia chương trình thí điểm nuôi gà và thỏ do Trung Quốc tài trợ vào năm ngoái.

Chương trình đang được triển khai tại Làng Trình diễn Hợp tác Nông nghiệp Trung Quốc-Zimbabwe (China-Zimbabwe Agricultural Cooperation Demonstration Village) thuộc phường 28, quận Zvimba thuộc tỉnh Tây Mashonaland, dưới sự hỗ trợ và tài trợ của Trung Quốc thông qua Quỹ Viện trợ Trung Quốc (China Aid).

Phường 28 có khoảng 2.000 hộ gia đình sinh sống chủ yếu dựa vào canh tác tự cung tự cấp.

“Chương trình này đã giúp chúng tôi rất nhiều”, Chivhumbura nói. "Trước hết, đó là một sự mở mang tầm mắt, chúng tôi không biết rằng chăn nuôi gia cầm cũng là một cách tăng thêm thu nhập".

26 hộ gia đình được hưởng lợi từ chương trình thí điểm, với 14 hộ chăn nuôi gia cầm trong khi 12 hộ còn lại tập trung vào nuôi thỏ. Mỗi thành viên của dự án nuôi gia cầm được tặng 20 con gà mái và 2 con gà trống, trong khi những người trong dự án nuôi thỏ được tặng 10 con thỏ cái và 2 con thỏ đực, với tất cả con giống đều do Trung Quốc tài trợ và mua.

Chương trình thử nghiệm có sự tham gia của 10 chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc nhằm tư vấn kỹ thuật cho người dân trong làng, trong khi một trung tâm sản xuất giống gia cầm với công suất ấp 6.000 trứng cũng được thành lập để hỗ trợ kỹ thuật.

Trước đây, ý tưởng kiếm tiền từ chăn nuôi gia cầm thậm chí chưa bao giờ xuất hiện trong đầu Chivhumbura.

Kể từ khi ông bắt đầu tham gia dự án chăn nuôi gia cầm, "cuộc sống đã thay đổi hoàn toàn", Chivhumbura nói. Sau khi bán 600 con gia cầm đầu tiên, Chivhumbura quyết định dành toàn bộ số tiền lãi 2.500 USD để tiếp tục kinh doanh gia cầm.

"Chương trình này đã mang lại rất nhiều sự hỗ trợ, giúp cuộc sống của chúng tôi dễ dàng hơn", Chivhumbura nói. Từ 8 con gà đẻ ấp trứng, ông có 100 con giống và dự tính cuối năm sẽ có 600 con gà.

Chivhumbura cũng bắt đầu chia sẻ kiến ​​thức mà ông có được từ các chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc với những người dân khác trong làng.

"Hiện tại cũng có người đến học về chăn nuôi gia cầm. Vì đây là chương trình truyền nghề nên tôi dự kiến ​​sẽ tặng thêm cho một hộ nông dân 20 con gà mái và hai con gà trống để ba năm nữa cả làng sẽ nuôi gà", ông nói.

Andrew Chirenda, lãnh đạo cộng đồng và ủy viên hội đồng của Phường 28, cho biết mục đích của chương trình thí điểm là đảm bảo rằng cả cộng đồng đều được hưởng lợi.

"Đây là một dự án chuyển giao, và 26 hộ nông dân được hưởng lợi từ dự án này cũng sẽ truyền lại cho 26 hộ nông dân tiếp theo, vì vậy có thể trong khoảng hai đến ba năm tới, hầu như tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi", Chirenda nói. “Nguồn sống của nông dân là làm ruộng, họ chỉ có thể làm ruộng khi có mưa, nhưng đến nay họ bắt đầu có nguồn thu nhập quanh năm”.

Lãnh đạo cộng đồng bày tỏ lòng biết ơn đối với các chuyên gia Trung Quốc đã hỗ trợ kỹ thuật. "Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Quỹ Viện trợ Trung Quốc về chương trình này. Chương trình sẽ có tác động đặc biệt đến cộng đồng tại đây trong việc xóa đói giảm nghèo và tôi thực sự muốn cảm ơn chính phủ Trung Quốc và các chuyên gia của Quỹ Viện trợ Trung Quốc đã làm việc với chúng tôi. Chúng tôi thực sự cảm ơn họ, thực sự đánh giá cao Quỹ Viện trợ Trung Quốc với tư cách là một cộng đồng".

Teckla Manhando, một người hưởng lợi khác từ chương trình thí điểm, người đã bán 500 con gà trong năm nay và thu được lợi nhuận 2.000 USD, cho biết nhu cầu về gà nuôi thả rông rất lớn.

"Chúng tôi hy vọng sẽ tìm được một thị trường lớn vì nhu cầu mua gà nuôi thả rông đang tăng, và chúng tôi cần phải mở rộng thị trường xuất khẩu gà sang Trung Quốc", Manhando cho biết.

Gà nuôi thả rông, được người dân địa phương gọi là gà "chạy bộ", đã trở nên phổ biến với người dân Zimbabwe vì chúng cung cấp một lựa chọn thực phẩm hữu cơ lành mạnh hơn.

"Gà chạy bộ không có hóa chất, chúng ăn thức ăn tự nhiên. Chúng tôi được khuyên nên ăn thực phẩm hữu cơ vì thực phẩm biến đổi gen không tốt cho sức khỏe. Quỹ Viện trợ Trung Quốc (nhân viên của chương trình) đã dạy chúng tôi rằng với gà thả rông, ngay cả khi không có nhiều thức ăn, chúng sẽ tự kiếm mồi, chúng có thể sống sót, chúng ăn cỏ, chúng ăn kiến, chúng ăn mối, tất cả những thứ đó đều là tự nhiên", Manhando nói.

Manhando tin rằng trong khi gà thả rông mất nhiều thời gian nuôi lớn hơn gà thịt, nhưng số vốn ban đầu yêu cầu thấp và giá gà nuôi rẻ hơn vì chúng phát triển mạnh nhờ thức ăn tự nhiên, khiến chúng trở thành vật nuôi lý tưởng cho những người dân trong làng có nguồn tài nguyên hạn chế.

Ngoài Làng trình diễn hợp tác nông nghiệp Trung Quốc-Zimbabwe, còn có một trong số các sáng kiến ​​mà Trung Quốc đang thực hiện để tạo điều kiện cho nông dân Zimbabwe, hơn 3.000 sinh viên và nông dân Zimbabwe đã được hưởng lợi từ Trung tâm Trình diễn Công nghệ nông nghiệp viện trợ Trung Quốc (China-Aid Agricultural Technology Demonstration Center) gần Harare, thủ đô của Zimbabwe, thông qua chuyển giao kỹ thuật.

(Theo THX)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm