| Hotline: 0983.970.780

Trưởng ban Tiếp dân Trung ương: Mong bà con Thủ Thiêm tha thứ!

Thứ Tư 14/11/2018 , 15:53 (GMT+7)

Lần thứ 3 gặp gỡ người dân Thủ Thiêm sau khi có kết luận kiểm tra của Thanh tra Chính phủ, Trưởng Ban tiếp dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp mong mỏi: “Sau nhiều năm rồi khó mà sửa lại như cũ. Những khuyết điểm, lỗi lầm nào tha thứ được thì mong bà con tha thứ để cùng hợp tác với chính quyền làm tốt nhất. Không phải lúc nào chính quyền cũng đúng”.

Ngày 14/11, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong lần thứ 3 đối thoại với người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Trưởng ban Tiếp dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp cũng lần thứ 3 “sát cánh” cùng với người đứng đầu chính quyền thành phố.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong lần thứ 3 đối thoại người dân Thủ Thiêm
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong lần thứ 3 đối thoại người dân Thủ Thiêm
 
Sau khi lắng nghe nhiều chia sẻ, kiến nghị của người dân, ông Nguyễn Hồng Điệp mong muốn bà con chia sẻ, hợp tác cùng thành phố để giải quyết vấn đề Thủ Thiêm.

Ông Điệp cũng “chốt” lại, sau 3 lần gặp thì người dân tập trung ý kiến không chỉ có khu 4,3ha (khu phố 1, phường Bình An) mà có đến 5 khu phố (thuộc 3 phường) nằm ngoài ranh Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Đối với ý kiến của người dân liên quan đến khu tái định cư 160ha, ông Điệp cho biết cần xem xét hồ sơ để người dân được hưởng quyền lợi tái định cư, đến nơi ở mới ít nhất đảm bảo điều kiện bằng nơi ở cũ.

“Sau nhiều năm rồi khó mà sửa lại như cũ. Những khuyết điểm, lỗi lầm nào mà người dân tha thứ được thì tha thứ để hợp tác chính quyền làm tốt nhất. Không phải lúc nào chính quyền cũng đúng hết”, ông Điệp mong muốn.

Trưởng Ban tiếp dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp trao đổi cùng bà Trần Thị Mỹ (77 tuổi) bên lề buổi đối thoại
Trưởng Ban tiếp dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp trao đổi cùng bà Trần Thị Mỹ (77 tuổi) bên lề buổi đối thoại
 
Tại buổi gặp gỡ hôm nay, một số trường hợp người dân tới nơi tái định cư nhưng còn “ấm ức”. Không chỉ vì nơi ở mới không bằng nơi ở cũ mà còn liên quan đến chuyện cưỡng chế. Nhiều hộ đề nghị lập hồ sơ xem xét, bồi thường.

Ông Nguyễn Hồng Điệp đề nghị TPHCM cố gắng giải quyết, để đến Tết cổ truyền người dân có nơi ở ổn định, đảm bảo cuộc sống.

“Là con cháu mà để các cụ nói cũng đau lòng, nghe trong lòng thấy có lỗi. Đây là hành động thiện tâm nhất mà cũng là sự sửa sai”, ông Điệp gửi gắm.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết thành phố luôn giữ tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của người dân. “Một số ý kiến hơi gay gắt do bức xúc nên chúng tôi hiểu và chia sẻ. Mong muốn người dân hợp tác cùng TP để giải quyết dứt điểm để đảm bảo lợi ích chính đáng của mọi người”, ông Phong nói.


Người dân theo dõi buổi đối thoại qua màn hình tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận 2
Người dân theo dõi buổi đối thoại qua màn hình tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận 2
 
Liên quan khu tái định cư 160 ha, ông Phong cho biết lắng nghe nhiều ý kiến của người dân. Hiện, tổ công tác của Chỉnh phủ đang rà soát lại việc này, kết quả như thế nào sẽ thông báo cụ thể cho người dân.

“Sáng giờ nhiều ý kiến bức xúc vấn đề này. Khi nào có kết quả thì thông báo chính thức đến bà con cô bác”, ông Phong nói.

Người đứng đầu chính quyền thành phố cho biết sẽ báo cáo với Chính phủ việc người dân đề nghị thanh tra toàn diện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cũng như ý kiến 5 khu phố nằm ngoài ranh quy hoạch.

Một lần nữa ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh tinh thần lắng nghe để hoàn chỉnh chính sách tái định cư, đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân, cùng hợp tác để giải quyết vấn đề Thủ Thiêm.

Ông cho biết sẽ giao chính quyền quận 2 và tổ công tác của thành phố nghiên cứu và trả lời cụ thể hồ sơ nhà đất của người dân trên tinh thần đảm bảo quy định pháp luật.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết thành phố sẽ giải quyết vấn đề Thủ Thiêm trên cơ sở đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết thành phố sẽ giải quyết vấn đề Thủ Thiêm trên cơ sở đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân
 
“Người dân không đồng tình 11 vấn đề thành phố đưa ra là bình thường thôi. Chúng tôi xác định rõ trách nhiệm của mình là giải quyết vấn đề Thủ Thiêm trên cơ sở lợi ích chính đáng của người dân. Những cá nhân sai phạm thì xử lý nghiêm khắc”, ông Phong nói.

Trước đó, ông Nguyễn Đình Đảng (phường An Khánh) cho biết UBND TPHCM thời kỳ trước đó đã tự ý điều chỉnh ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo ông, Thanh tra Chính phủ không đưa ra được bằng chứng thể hiện 5 khu phố (thuộc 3 phường) ở trong trong hay ngoài ranh quy hoạch. Trong khi đó, người dân có đủ chứng cứ, căn cứ pháp lý để chứng minh 5 khu phố nằm ngoài ranh.

“Chúng tôi không ăn xin mà đòi hỗ trợ đền bù. Mong Chủ tịch thành phố giải quyết công bằng, dân chủ. Tôi nói thật là không bà con nào ủng hộ chính sách bồi thường nên thành phố đừng nói giải tỏa hơn 99% đất là được sự ủng hộ của người dân”, ông Đảng nói. Ông cũng đề nghị khởi tố hình sự những người gây ra sai phạm.

Bên cạnh đó, nhiều người dân cũng bày tỏ bức xúc kéo dài mười mấy năm qua vì bị cưỡng chế thu hồi đất mà không có quyết định thu hồi đất, không có chính sách tái định cư…

Trưởng Ban tiếp dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp chia sẻ cùng người dân sau buổi đối thoại
Trưởng Ban tiếp dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp chia sẻ cùng người dân sau buổi đối thoại
 
Bà Nguyễn Thị Cẩm Mỹ (phường An Lợi Đông) cho biết năm 2009 bị cưỡng chế nhưng không được bồi thường, bị ghép vào nhà khác cho là nhà không số. Trong khi đó, năm 2002, lực lượng chức năng vào thiêu hủy gia cầm thì nhà có số, gia đình vẫn đóng thuế.

“Đất là đất thổ cư, đóng thuế 540m2 vậy mà khi bồi thường thì nói là nhà không số và cho là đất nông nghiệp”, bà Mỹ nói.

Người dân Thủ Thiêm cho rằng có 5 khu phố nằm ngoài quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Người dân Thủ Thiêm cho rằng có 5 khu phố nằm ngoài quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Người dân Thủ Thiêm bên ngoài Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận 2
Người dân Thủ Thiêm bên ngoài Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận 2

(dantri.com.vn)

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm