| Hotline: 0983.970.780

Từ Coca - Cola đến Grab và những cảnh báo doanh nghiệp FDI có thể trốn thuế

Thứ Tư 15/01/2020 , 10:15 (GMT+7)

Sự vụ Coca-Cola Việt Nam bị truy thu 471 tỷ đồng, 289 tỷ đồng tiền chậm nộp và phạt gần 62 tỷ đồng tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc các doanh nghiệp FDI trốn thuế.

15-15-27_grb_vn
Chiếm lĩnh thị trường nhưng lại liên tục báo lỗ khiến Grab Việt Nam bị tố trốn thuế.

Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, cuối tháng 12/2019 cơ quan này đã ký quyết định xử phạt hành chính về thuế qua thanh tra chấp hành pháp luật thuế đối với Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam với tổng số tiền lên đến hơn 821,4 tỷ đồng. Cơ quan quản lý cho rằng doanh nghiệp này đã vi phạm về khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp.

Trong tổng số tiền nói trên, có 471 tỷ đồng là tiền truy thu, trong đó truy thu thuế giá trị gia tăng hơn 60 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 359 tỷ đồng, thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài gần 52 tỷ đồng.

Cơ quan thuế yêu cầu Coca-Cola Việt Nam nộp 288,6 tỷ đồng tiền chậm nộp (tính đến ngày 16/12/2019), ngoài ra doanh nghiệp này còn bị phạt vi phạm hành chính hơn 61,6 tỷ đồng.

Được biết, Coca-Cola vào Việt Nam tháng 2/1994, mặc dù doanh thu hằng năm tăng trưởng bình quân 24% nhưng đến năm 2011, báo cáo tài chính của doanh nghiệp ghi nhận mức lỗ lũy kế tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chỉ riêng trong năm 2010, công ty đã báo cáo lỗ 188 tỷ đồng, tương đương 8,98 triệu USD ở thị trường Việt Nam. Từ năm 2013 công ty bắt đầu kê khai lãi. Cụ thể năm 2013, Coca-Cola Việt Nam lãi 150 tỷ đồng (khoảng 7 triệu USD) và tiếp tục lãi 350 tỷ đồng (16,6 triệu USD) trong năm 2014.

Tuy nhiên, do doanh nghiệp được chuyển lỗ trong vòng 5 năm nên dù có lãi trong hai năm này nhưng đến thời điểm đó Coca-Cola Việt Nam vẫn chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo đại diện Cục Thuế TP.HCM, Công ty Coca-Cola Việt Nam bị Cục Thuế thành phố xếp vào vị trí số 1 trong danh sách doanh nghiệp nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá do liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm.

Từ vấn đề của Coca-Cola, nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo, việc các doanh nghiệp FDI liên tục báo lỗ có thể là chiêu thức để trốn thuế ở Việt Nam?

Một trong những “ông lớn FDI” dính nghi án trốn thuế là Công ty TNHH Grab Việt Nam khi báo cáo tài chính của doanh nghiệp này có nhiều bí ẩn, cũng như nhiều đối tác đã tố cáo Grab trốn thuế. Bản thân doanh nghiệp này cũng đã liên tục bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Kết luận của cơ quan thanh tra giám sát cho biết, Grab đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký khoản vay nước ngoài.

Cụ thể, doanh nghiệp này đã không tuân thủ quy định về thời hạn gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài đối với khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 1 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, vi phạm quy định Thông tư 3/2016 của Ngân hàng Nhà nước.

Đặc biệt, liên quan đến vấn đề tài chính của Grab Việt Nam, doanh nghiệp này liên tục báo lỗ dù đánh bật taxi, xe ôm truyền thống và nhiều hãng vận tải khác để chiếm lĩnh thị trường. Báo cáo tài chính của Gab Việt Nam cũng thể hiện nhiều vấn đề khó hiểu khi tính toán đến các khoản đầu tư và các khoản vay.

Trong các báo cáo tài chính của Grab, những con số thống kê chỉ có lỗ mà thôi. Năm 2018 lỗ 885 tỷ đồng, năm 2017 lỗ 789 tỷ đồng... Tại ngày lập bảng cân đối kế toán, nợ ngắn hạn của Grab đã vượt quá tài sản ngắn hạn là 1.453 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả đã vượt quá tổng tài sản 2.592 tỷ đồng… Điều này có thể xem là nghịch lý nghi Grab không ngừng mở rộng thị trường, đánh bật các đối thủ và chiếm lĩnh thị trường ở vị thế độc tôn.

Theo thống kê tại Grab Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng thành viên giữ 51% vốn Grab Việt Nam. Cổ đông còn lại là Grab Inc. Khi Grab Việt Nam thành lập, ông Nguyễn Tuấn Anh góp 10,2 tỷ đồng, Grab Inc góp 9,8 tỷ đồng. Cả 2 cổ đông này đều được Grab Việt Nam xác định là những nhà đầu tư.

Nhưng nhờ vào những thành tích “khởi nghiệp”, các chiến dịch truyền thông và căn cứ tỷ lệ góp vốn khiến nhiều người tưởng ông Nguyễn Tuấn Anh là chủ Grab Việt Nam. 

Tuy nhiên, báo cáo tài chính của doanh nghiệp này thể hiện một khoản “Phải thu về cho vay ngắn hạn”, trong đó có khoản vay 10,2 tỷ đồng của ông Nguyễn Tuấn Anh. Điều này khiến giới tài chính nghi vấn ông Nguyễn Tuấn Anh đã vay tiền của chính Grab để đầu tư vào Grab?

Tại thời điểm 31/12/2018, Grab Việt Nam vay GrabTaxi Holdings Pte Ltd. 512 tỷ đồng (dài hạn) và 860 tỷ đồng (ngắn hạn) với lãi suất chỉ 0%. Các khoản vay của Grab Inc. cả dài hạn và ngắn hạn đều cùng được đảm bảo bởi tài sản đảm bảo là vốn góp của ông Nguyễn Tuấn Anh, nhà đầu tư và tài sản của công ty trong hiện tại và tương lai.

Như vậy, có thể hiểu Grab Inc là công ty mẹ của Grab Việt Nam. Trên danh nghĩa đó, Grab Inc đã cùng với công ty liên quan khác cho Grab Việt Nam vay số tiền hàng ngàn tỷ đồng chứ không phải phần vốn góp chỉ 9,8 tỷ đồng.

Việc Grab đầu tư chéo và con số nợ quá khổng lồ mà Grab Singapore đổ cho Grab Việt Nam. TS Nguyễn Trí Hiếu, người có nhiều năm đầu tư và hoạt động trên thị trường quốc tế cho biết, hiện nay, trên thị trường có hiện tượng đầu tư chéo tương tự như vậy. Nhà đầu tư A cho nhà đầu tư B. Nhà đầu tư B dùng số tiền đó đầu tư trở lại công ty đó, trở thành cổ đông của nhà đầu tư A. Với những trường hợp quan hệ chéo thì cần phân biệt rạch ròi giữa tiền đầu tư và tiền cho vay.

Tiền đầu tư là tiền mua cổ phần, dính “chết” với công ty. Đây là khoản đầu tư vĩnh viễn, công ty không bắt buộc phải trả lại cho người góp vốn. Còn tiền vay là có thời hạn, phải trả lại. Đây là 2 phạm trù khác nhau.

“Ở đây có thể hiểu nôm na là Grab Inc. đầu tư vào Grab Việt Nam qua 2 hình thức: góp vốn cổ phần và cho vay. Liệu cách đầu tư này có đúng theo Luật Đầu tư ở Việt Nam hay không thì tôi không đủ cơ sở để bình luận. Chỉ có thể khẳng định rủi ro của Grab Inc. và Grab Việt Nam là rất lớn.

Nếu Grab Inc. không cho vay thêm và không đòi nợ thì Grab Inc. vẫn thảnh thơi làm ăn. Nhưng nếu Grab Inc. không những không rót thêm tiền mà còn đòi nợ thì nếu không có khả năng trả nợ, Grab Việt Nam rất có thể vỡ nợ.

Dưới góc độ tài chính, khi đi vay, cần quan tâm đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính (số tiền vay/vốn chủ sở hữu). Tỷ lệ này không được quá cao. Tỷ lệ này đạt khoảng 2/1, 3/1 là bình thường nhưng lên đến 5/1 hoặc 10/1 (có 1 đồng vay 10 đồng) là rất rủi ro”, ông Hiếu phân tích.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần làm rõ các khoản đầu tư Grab Inc., đặc biệt là vai trò của ông Nguyễn Tuấn Anh, người vẫn được xem là “ông trùm” của Grab Việt Nam.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm