| Hotline: 0983.970.780

Từ quý 3/2021, mỗi tháng TP.HCM nhận 1,5 triệu liều vacxin phòng Covid-19

Thứ Hai 21/06/2021 , 17:07 (GMT+7)

Dự kiến, từ tháng 7 đến tháng 12 năm nay, trung bình mỗi tháng TP.HCM sẽ nhận được hơn 1,5 triệu liều vacxin phòng Covid-19 từ Chính phủ để tiêm cho người dân.

Công nhân Công ty Nipro, Khu công nghệ cao TP.HCM xếp hàng chờ đến lượt tiêm vacxin phòng Covid-19. Ảnh: Vũ Mạnh Cường.

Công nhân Công ty Nipro, Khu công nghệ cao TP.HCM xếp hàng chờ đến lượt tiêm vacxin phòng Covid-19. Ảnh: Vũ Mạnh Cường.

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về "Chiến dịch tiêm chủng vacxin phòng Covid-19" trên địa bàn TP.HCM trưa 21/6, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, TP.HCM sẽ có hai nguồn vacxin phòng Covid-19 gồm một nguồn từ Chính phủ cấp và nguồn thứ hai là TP.HCM tự chủ từ xã hội hóa (sau khi Chính phủ cho phép TP.HCM chủ động thực hiện việc tự chủ nguồn vacxin).

Cụ thể, từ nguồn vacxin phòng Covid-19 do Chính phủ cấp, theo dự kiến từ nay đến cuối năm Việt Nam sẽ có tổng cộng hơn 100 triệu liều vacxin phòng Covid-19, trong đó TP.HCM sẽ được Chính phủ cấp 10% số lượng vacxin phù hợp với dân số TP.HCM (khoảng 10 triệu liều vacxin). Như vậy, sẽ tương đối đảm bảo cho 75% dân số TP.HCM ở độ tuổi từ 18-65 tuổi sẽ được chích vacxin phòng Covid-19.

Nguồn thứ hai là TP.HCM chủ động từ xã hội hóa. "TP.HCM đã tiếp xúc trực tiếp với các nhà sản xuất chứ không qua trung gian. Khi TP.HCM tìm được những nguồn vacxin phòng Covid-19 chính thống, sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia, thực hiện đầy đủ các quy định của Chính phủ, Bộ Y tế, và các hãng cung cấp về việc nhập vacxin phòng Covid-19; qua các khâu thẩm định từ Bộ Y tế… thì khi đó, các doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng để thực hiện việc mua vacxin bằng ngân sách xã hội hóa chứ không phải từ ngân sách nhà nước", ông Dương Anh Đức cho hay.

Ngoài ra, ông Đức cho biết, khi TP.HCM xin chủ trương của Chính phủ cho các doanh nghiệp của TP.HCM chủ động đàm phán và mua vacxin phòng Covid-19 về chích cho công nhân, người lao động thì đã được Chính phủ chấp thuận. Tuy nhiên, nguồn vacxin phòng Covid-19 hiện vẫn còn hạn chế, việc tiếp cận cũng còn nhiều khó khăn.

Do đó, ở đợt tiêm chủng quy mô lớn lần này, TP.HCM thực hiện nghiêm theo các chỉ thị của Chính phủ trong đó có Nghị quyết 21 và Quyết định số 2971 của Bộ Y tế để lựa chọn đúng các đối tượng ưu tiên.

“Đợt tiêm chủng này, TP.HCM đã dành một lượng vacxin vừa đủ cho tất cả công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu phần mềm Quang Trung.

Cụ thể, khoảng 280.000 công nhân trong khu công nghiệp, khu chế xuất;  40.000 công nhân khu công nghệ cao và 20.000 người khu công viên phần mềm Quang Trung. Bởi đây là các đối tượng đang duy trì sản xuất và đóng góp lực lượng lớn ảnh hưởng đến kinh tế của Thành phố. Cho nên, Thành phố tổ chức ưu tiên tiêm dứt điểm cho nhóm đối tượng này", ông Đức nói.

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam gần 1 triệu liều vacxin phòng Covid-19 AstraZeneca. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam gần 1 triệu liều vacxin phòng Covid-19 AstraZeneca. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ngoài ra ông Đức cũng cho biết, dự kiến, từ tháng 7 đến tháng 12 năm nay, trung bình mỗi tháng TP.HCM sẽ nhận được hơn 1,5 triệu liều vacxin phòng Covid-19 từ Chính phủ. Do đó, những đợt sau khi lượng vacxin phòng Covid-19 về dồi dào thì những đối tượng còn lại trên địa bàn TP.HCM sẽ được chích ngừa.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, Thành phố đang rất nỗ lực với tất cả mọi nguồn lực để tiếp cận tất cả các nguồn vacxin phòng Covid-19 từ các nước, để từ nay đến cuối năm 2021 đảm bảo được 2/3 người dân trên địa bàn TP.HCM tiêm vacxin phòng Covid-19.

Về công tác sản xuất vacxin trong nước, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho hay, hy vọng trong năm 2022 sẽ có được lô vacxin phòng Covid-19 sản xuất tại Việt Nam đảm bảo để tiêm cho người dân.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.