| Hotline: 0983.970.780

Từ vùng đất hoang, chàng trai trẻ biến thành vườn cây trái thu tiền tỷ

Thứ Năm 18/10/2018 , 07:05 (GMT+7)

Từ một vùng đất khô cằn, hoang hóa ở huyện miền núi, sau 3 năm chàng trai trẻ Nguyễn Quảng Hiệp đã biến nơi đây thành một vùng đất xanh tươi với đủ loại cây trái.

20-23-56_1
Sau 3 năm, vườn cây ăn quả của Nguyễn Quảng Hiệp ước tính sẽ mang lại thu nhập gần 1 tỷ đồng

Những nỗi lực, có gắng của Hiệp đã được đền đáp xứng đáng khi đến cuối năm nay, anh có thể thu được 1 tỷ đồng khu vườn.

Nếu như không chứng kiến tận mắt thì không ai có thể tin rằng, vùng đất cằn cỗi ở thôn Dương Trung (xã Trà Dương, Bắc Trà My, Quảng Nam) lại có một vườn cây ăn trái đầy đủ các loại như thế của chàng trai chỉ mới 30 tuổi Nguyễn Quảng Hiệp. Dẫn chúng tôi đi thăm “cơ ngơi” phía sau nhà của mình, Hiệp cho biết trước đây nơi đây chỉ là một khu đất “chết”, đến cây cỏ cũng khó phát triển được.

Trước khi quyết định cải tạo vùng đất này, vào năm 2011, Hiệp tốt nghiệp ĐH Quy Nhơn (ngành kinh tế nông nghiệp), rồi xin vào làm ở Công ty Cao su huyện Nam Giang (Quảng Nam). Sau 3 năm, nhận thấy công việc không phù hợp nên anh quay về quê cũ Bắc Trà My lập nghiệp. “Sinh ra từ làng phải làm giàu từ làng. Đây là lý do khiến mình quyết định quay về tìm hướng khởi nghiệp mới”, Hiệp nói.

Nghĩ là làm, năm 2015, Hiệp vay mượn khắp nơi được 100 triệu đồng để bắt tay vào việc cải tạo vùng đất rộng hơn 40.000 m2 rồi mua các loại cây ăn quả về trồng. Để các loại cây này phát triển tốt trên vùng đất “khó” không phải là điều dễ dàng. Với kiến thức đã học được từ thời đại học cộng với sự đam mê và chịu khó tìm tòi, những loại cây trong vườn của Hiệp càng ngày càng phát triển xanh tốt, không phụ công người chăm sóc.

3 năm kể từ ngày bắt tay gây dựng, vườn cây của Hiệp đã bắt đầu đơm hoa kết trái và bắt đầu cho thu hoạch. Hiệp cho biết, trong vườn cây của mình đang có khoảng hơn 2.000 gốc cam, 300 gốc chanh không hạt, 200 gốc quýt đường, 100 gốc thanh long và hơn 100 gốc bưởi thanh trà...

“Nếu từ đây đến cuối năm mà vườn cây vẫn phát triển ổn định thì cứ một sào (500m2) cam sẽ cho thu hoạch khoảng 1,5 tạ, cho lợi nhuận gần 3 triệu đồng. Bên cạnh đó, các loại trái cây khác vẫn giữ mức giá như bây giờ thì vườn cây của mình sẽ mang về gần 1 tỷ đồng”, Hiệp nhẩm tính.

Trong thời gian cho vườn cây cho “quả ngọt”, Hiệp còn tận dụng các khoảng trống trong vườn để đào ao thả cá trê và nuôi gà theo kiểu lấy ngắn nuôi dài. Mỗi năm như thế, chỉ tính riêng tiền xuất bán gà và cá trê cũng mang lại cho anh nguồn lãi hơn 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, mô hình trồng cây, thả gà nuôi cá của Hiệp còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 lao động khác trong vùng.

“Nếu như mình có quyết tâm và chịu khó học hỏi thì dù có khó khăn đến mấy cũng có thể vượt qua được. Có thể ý tưởng của mình sẽ chịu thất bại ban đầu nhưng biết chấp nhận rồi đứng dậy theo đuổi đến cùng sẽ có được thành công. Nếu như mình không mạnh dạn thì đã không có được ngày hôm nay. Với những gì đã có được, sắp tới, mình sẽ tiếp tục mở rộng diện tích để nhập nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao về trồng”, Hiệp tâm sự.

 

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.