| Hotline: 0983.970.780

Tưới tiết kiệm trên đảo Lý Sơn

Thứ Tư 15/03/2017 , 09:10 (GMT+7)

Trước đây, để cung cấp nước cho tỏi, hành, bắp, dưa… người dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhờ vào nước trời hay phải dùng ống nhựa dây bơm từ giếng lên.

Khi tưới ít nhất cần hai người, một người đỡ dây, một người điều chỉnh ống tưới. Nếu giếng xa phải cần 3 - 4 người đỡ dây nên tốn kém về nhân công, tiền của và cả tài nguyên nước.

Nhưng vài năm gần đây có điện lưới quốc gia, nhiều người dân tiên phong bắc hệ thống tưới phun bán tự động. Đây là giải pháp cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thực tế cho thấy tưới bằng dây ống nhựa thì nước cung cấp cho cây trồng không đều, chỗ nhiều, chỗ ít thậm chí có nơi nước không đến, dòng nước phun ra rất mạnh... làm thân cây bị dập… ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng.

Hệ thống tưới phun có hạt nước nhỏ, nhẹ và đều khắp mặt đất (có thể điều chỉnh lượng nước tưới phun cho phù hợp với từng loại), vì thế cây trồng được an toàn, sinh trưởng đồng đều, năng suất tăng lên khoảng 20% so với cách tưới truyền thống.

Mặt khác tưới phun tiết kiệm từ 30 - 50% lượng nước tưới so với cách tưới truyền thống trước đây. Đây là điều rất quan trọng và là một trong những giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, bởi nguồn nước ngọt ở đảo Lý Sơn vốn rất khan hiếm. Hiện tại, có hơn 150/340ha đất sản xuất được lắp đặt hệ thống tưới phun.

Nhờ chủ động trong việc tưới nước phun tiết kiệm mà huyện Lý Sơn đã mạnh dạn chuyển dịch mùa vụ cây trồng để tránh điều kiện bất lợi gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

Vụ ĐX 2016 - 2017, huyện đã bố trí trồng tỏi chậm hơn 1 - 2 tháng so với mùa vụ trước đây (thu hoạch vào tháng 1 - 2 âm lịch, trước đây thu vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán). Nhờ đó tránh được mưa phùn gió bấc trong dịp tết, tỏi cho năng suất cao, chất lượng cũng tốt hơn và việc sử dụng công lao động vừa tiết kiệm vừa thuận lợi.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.