Tỷ giá USD thế giới hôm nay 19/2/2025
Tỷ giá USD hôm nay ngày 19/2/2025 trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY) – thước đo biến động của đồng USD so với rổ sáu đồng tiền chủ chốt gồm EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF – ghi nhận mức tăng 0,42%, đạt ngưỡng 107,02 điểm.
Trong khi đó, tỷ giá USD/JPY tăng 0,3%, đạt mức 151,95 JPY/USD. Trước đó, đồng yên Nhật đã giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy tâm lý của những người xây dựng nhà ở Mỹ xuống mức thấp nhất trong năm tháng. Nguyên nhân đến từ mối lo ngại rằng chính sách thuế quan của Mỹ và lãi suất thế chấp cao hơn có thể đẩy chi phí nhà ở lên mức đắt đỏ hơn nữa.
Đồng yên Nhật (JPY) đã trải qua đợt suy yếu sau khi có đà tăng mạnh gần đây, được hỗ trợ bởi các số liệu kinh tế vững chắc, bao gồm tăng trưởng GDP ổn định và lạm phát ở mức cao. Từ đầu năm 2025 đến nay, đồng yên đã tăng 3,5% so với đồng USD, nhờ kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể tiếp tục nâng lãi suất trong năm nay.
Bảng Anh (GBP) cũng chịu áp lực từ đồng USD mạnh lên, giảm 0,2%, xuống còn 1,2598 USD dù dữ liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng tiền lương của Anh đang dần cải thiện.

Tỷ giá USD 19/2/2025: Cập nhật tỷ giá USD thế giới và trong nước
Tỷ giá USD trong nước hôm nay 19/2/2025
Trên thị trường trong nước, cụ thể, tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.602 đồng, tăng mạnh 25 đồng so với mức công bố trước đó.
Tỷ giá USD tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.422 – 25.782 đồng/USD (mua – bán), tăng 25 đồng chiều mua và chiều bán ra so với phiên trước đó.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại
Ngân Hàng | Mua vào | Chuyển Khoản | Bán Ra |
---|---|---|---|
ACB | 25,320 | 25,350 | 25,700 |
Agribank | 25,320 | 25,340 | 25,680 |
BIDV | 25,340 | 25,340 | 25,700 |
DongABank | 24,130 | 24,130 | 24,430 |
Eximbank | 25,330 | 25,360 | 25,760 |
HSBC | 25,366 | 25,366 | 25,596 |
Vietinbank | 25,115 | 25,115 | 25,425 |
VIB | 25,170 | 25,230 | 25,525 |
Sacombank | 25,335 | 25,335 | 25,695 |
SCB | 24,350 | 24,430 | 24,730 |
SHBBank | 23,842 | - | 25,700 |
Techcombank | 24,887 | 24,920 | 25,295 |
TPBank | 24,650 | 24,715 | 25,080 |
Vietcombank | 25,310 | 25,340 | 25,700 |
Tỷ giá USD trên thị trường tự do sáng nay đảo chiều giảm mạnh so với phiên trước. Tại thị trường Hà Nội, lúc 6 giờ 55 phút, đồng USD giao dịch (mua - bán) ở quanh mức 25.610 – 25.696 đồng/USD, giảm 10 đồng/USD chiều mua vào và tăng 13 đồng/USD chiều bán ra so với phiên trước.
Nhận định giá USD
Đồng USD tiếp tục tăng giá khi nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng, trong bối cảnh lo ngại về chính sách thuế quan mới của Mỹ và những diễn biến căng thẳng xoay quanh cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Trong phiên giao dịch vừa qua, đồng đô la Australia (AUD) ban đầu được hỗ trợ bởi quyết định cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020 của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA). Tuy nhiên, sự phục hồi của USD đã hạn chế đà tăng của đồng AUD khi các nhà đầu tư đổ xô vào tài sản an toàn trước các rủi ro kinh tế và địa chính trị toàn cầu.
Các nhà giao dịch hiện đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán giữa các quan chức Mỹ và Nga tại Saudi Arabia vào ngày 18/2, nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Juan Perez, Giám đốc giao dịch tại Monex USA, nhận định: “Đồng USD tiếp tục đóng vai trò là tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh bất ổn gia tăng trên toàn cầu”.
Nhà đầu tư hiện đang chờ đợi biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tháng 1, dự kiến được công bố vào ngày 19/2.
Dữ liệu tuần trước cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ đã tăng nhanh nhất trong 18 tháng, khiến Fed giữ vững lập trường thận trọng và không vội vàng cắt giảm lãi suất. Theo dự báo của LSEG, hợp đồng tương lai lãi suất Mỹ hiện đang định giá mức cắt giảm khoảng 37 điểm cơ bản vào năm 2025, giảm nhẹ so với mức 41 điểm cơ bản được ghi nhận vào cuối tuần trước.
Trong thời gian tới, đồng USD nhiều khả năng tiếp tục biến động mạnh trước các yếu tố tác động từ chính sách tiền tệ, căng thẳng thương mại và bất ổn địa chính trị toàn cầu.