| Hotline: 0983.970.780

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Thứ Sáu 29/03/2024 , 06:00 (GMT+7)

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Những vùng nông thôn Quảng Bình, việc nuôi chó thả rông vẫn còn phổ biến. Ảnh: T. Phùng.

Những vùng nông thôn Quảng Bình, việc nuôi chó thả rông vẫn còn phổ biến. Ảnh: T. Phùng.

Người dân vẫn tâm lý chủ quan

Trước thực trạng bệnh dại đang diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các địa phương tích cực tổ chức tiêm vacxin phòng dại cho đàn chó, mèo theo kế hoạch của UBND tỉnh.

Ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình cho hay: “Vừa hỗ trợ bà con tiêm phòng cho đàn chó, mèo, đồng thời, chúng tôi cũng tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ hộ nuôi để ổn định vật nuôi và bảo sức khỏe cho cộng đồng”.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình, đến nay, trong tỉnh có tổng đàn chó trên 71.000 con, nhưng tỷ lệ tiêm vacxin phòng bệnh dại trên địa bàn tỉnh chỉ đạt gần 42% so với tổng đàn. Trước tình hình dịch bệnh dại diễn biến phức tạp, năm nay, tỉnh Quảng Bình phấn đấu tiêm 60.000 liều phòng dại trên đàn chó. Hiện, nhiều địa phương trong tỉnh đang tiến hành tiêm đợt 1 từ đầu tháng 3.

Liên quan đến bệnh dại, từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh dại nhưng đã có 7 người tử vong do bệnh dại động vật (chủ yếu là chó cắn).

Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 444 trường hợp bị chó, mèo cắn phải đến các cơ sở y tế do CDC Quảng Bình quản lý để tiêm huyết thanh phòng dại mũi 1 đến mũi 2. Trong số chó, mèo cắn người có 108 con bệnh chết, 148 con chạy rong (mất không rõ nguyên nhân), 4 con lên cơn dại, 2 con được đi tiêm phòng, số còn lại đang bình thường.

Ông Trần Công Tám cho biết, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã có một trường hợp tử vong do bệnh dại. Do đó, vấn để tiêm phòng dại cần phải được triển khai một cách ráo riết. Chi cục đã đề nghị chính quyền các địa phương vào cuộc sớm, đẩy mạnh việc tiêm phòng dại theo kế hoạch của UBND tỉnh, song cần sự phối hợp tích cực của các chủ hộ nuôi chó, mèo.

Người nuôi phải nhận thức được, tiêm phòng dại là bảo vệ cho chính bản thân, người thân mình và cả cộng đồng. Các địa phương phải thống kê được tổng đàn, khuyến cáo người dân thấm nhuần được nguy cơ, nguy hiểm của bệnh dại.

Cán bộ thú y các cấp tích cực tuyên truyền cho người dân về bệnh dại và phòng ngừa bệnh. Ảnh: T. Phùng.

Cán bộ thú y các cấp tích cực tuyên truyền cho người dân về bệnh dại và phòng ngừa bệnh. Ảnh: T. Phùng.

Thực tế những năm gần đây, số người ăn thịt chó và số quán nhậu thịt chó giảm hẳn nên tình trạng đánh bả trộm chó, câu chó… cũng vắng dần đi. Vì vậy, về các vùng thôn quâ bất cứ nơi nào cũng thấy cảnh chó nuôi được thả rông khắp ngõ xóm, đường làng. Mỗi lần khách đến chơi nhà là đàn chó lao ra sủa nhặng lên làm chủ và khách cứ lo thon thót.

Ông Lê Văn Sổ (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy) có nuôi hai con chó giữ nhà. Ông bảo trước đây phải dùng xích để giữ không trộm nó câu mất. Bây giờ thả chó thoải mái không còn sợ nữa. Khi hỏi chó đã được tiêm hay chưa, ông Sổ chủ quan: “Mấy năm nay, quanh xóm không thấy có chó nhà ai bị bệnh dại nên bà con cũng không tính chuyện tiêm phòng”.

Hỏi ông đã nghe thông tin nhiều người trong tỉnh bị chó cắn nhưng chủ quan không đi tiêm ngừa bệnh dại nên đã tử vong chưa?. “Thì trên báo, ti vi cũng có cảnh báo đó thôi. Nhưng vì quanh vùng này có ai bị đâu nên  bà con cũng đang bình chân thôi mà. Nhưng tình hình này chắc nhà tôi cũng phải kêu cán bộ thú y về tiêm cho an tâm thôi”, ông Sổ trả lời.

Để phòng ngừa chó mắc bệnh dại cắn người, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đã đẩy mạnh phối hợp với ngành chức năng tập huấn, tuyên truyền phòng ngừa bệnh dại cho người dân. Tuy nhiên, năm ngoái, tỷ lệ tiêm phòng chó dại trên địa bàn tỉnh không cao.

“Nguyên nhân chính là nhiều gia đình nuôi chó, khi nhân viên thú y đến tiêm phòng, chủ nhà không có mặt hoặc không bắt giữ được chó để tiêm. Cũng có chủ nhà xem việc bắt được chó để tiêm là việc của cán bộ thú y chứ không phải việc mình”, ông Trần Công Tám cho hay.

Người dân đã tự giác bắt chó để tiêm phòng vắc xin bệnh dại. Ảnh: T. Phùng.

Người dân đã tự giác bắt chó để tiêm phòng vắc xin bệnh dại. Ảnh: T. Phùng.

Nỗ lực của lực lượng thú y

Xã Hòa Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) có tổng đàn chó khoảng trên 180 con. Những ngày này, dưới sự hướng dẫn của cán bộ Chi cục và Phòng NN-PTNT huyện, cán bộ thú y xã Hòa Trạch (huyện Bố Trạch) đã tích cực triển khai việc tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn.

Đồng thời, tuyên truyền người dân nuôi chó, mèo khi đưa ra khu vực công cộng phải đeo rọ mõm, có người chăn dắt, yêu cầu chủ hộ nuôi thực hiện cam kết chấp hành quy định về phòng, chống bệnh dại.

Đã hơn tuần nay hầu như ngày nào chị Nguyễn Thị Lệ Thúy, cán bộ bán chuyên trách thú y xã Hòa Trạch luôn tất bật từ sáng đến chiều để đi tất cả các nhà dân trong từng thôn để tiêm phòng vacxin bệnh dại cho đàn chó của người dân trong xã. Từ bảng thống kê theo dõi các hộ nuôi chó trên địa bàn, cán bộ thú y đã đi từng nhà để tiêm vacxin phòng dại chó. Ngoài ra, thường xuyên rà soát, tiêm bổ sung vacxin phòng dại cho những hộ nuôi mới phát sinh nuôi.

Tại xã Hòa Trạch, công tác tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo được chính quyền địa phương triển khai rộng rãi trên 6/6 thôn xóm từ đầu năm. Mỗi năm, công tác tiêm phòng được diễn ra hai đợt, đầu năm và cuối năm, các thôn xóm đều tập trung tiêm các loại vacxin cho đàn gia súc, gia cầm, trong đó có tiêm phòng dại trên đàn chó.

Ông Dương Viết Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Trạch cho biết, hiện công tác tiêm phòng dại tại địa phương đã đạt 100% hộ nuôi. “Để thực hiện hiệu quả công tác phòng bệnh dại trên đàn chó, địa phương đã tổ chức thống kê đầy đủ, chính xác số hộ nuôi chó, mèo, tổng đàn chó, mèo hàng năm. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, lồng ghép vào cuộc họp, hội nghị, trên hệ thống phát thanh thôn, xóm về tính chất nguy hiểm, dấu hiệu nhận biết, biện pháp phòng bệnh dại cho động vật”, ông Trường nói..

Cũng theo ông Trường, khi triển khai tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm và đàn chó, ngoài lực lượng cán bộ thú y xã và huyện tăng cường thì địa phương còn huy động, cử cán bộ công chức, chi hội trưởng, Ban mặt trận của các thôn để đi đến từng nhà dân tuyên truyền và tiêm phòng, tuyệt đối không bỏ sót, tránh lây lan từ con này sang con khác.

“Địa phương cũng kiên quyết xử lý nghiêm những chủ hộ nuôi chó, mèo không chấp hành các quy định trong phòng bệnh dại theo quy định”, ông Trường  nhấn mạnh.

Những ngày này, tại xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa, cán bộ thú y cơ sở đang tích cực đến từng nhà để tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo. Ông Nguyễn Tiến Nam, Chủ tịch UBND xã cho biết, hiện toàn xã có 860 con chó, mèo.

Những năm trước đây, việc tiêm vacxin phòng bệnh dại cho động vật chưa được người dân quan tâm nhưng từ khi có trường hợp tử vong do chó dại cắn xảy ra, ý thức người dân về tiêm phòng bệnh dại được nâng lên đáng kể. Năm 2023, toàn xã tiêm vacxin phòng chống bệnh dại trên chó mèo đạt hơn 85%.

Cán bộ thú y thực hiện tiêm phòng vacxin bệnh dại trên đàn chó tại xã Đồng Hóa. Ảnh: T. Phùng.

Cán bộ thú y thực hiện tiêm phòng vacxin bệnh dại trên đàn chó tại xã Đồng Hóa. Ảnh: T. Phùng.

“Năm 2024, 90% người dân đã đăng ký tiêm và hiện nay địa phương đã bắt đầu thực hiện tiêm phòng đợt 1 cho chó, mèo cũng như các loại gia súc, gia cầm”, ông Nam cho biết.

Vừa bắt 2 con chó để cán bộ thú y xã tiên phòng dại xong, ông Trần Văn Phúc, (thôn Đồng Giang, xã Đồng Hóa), nói với chúng tôi: “Ở đây vùng nông thôn nên người dân nuôi chó chủ yếu thả rông, khi nắng về, nguy cơ phát sinh bệnh dại nên rất nguy hiểm. Cán bộ thú y cũng đã tuyên truyền bệnh dại và biện pháp phòng ngừa cho người dân. Vì vậy, việc tiêm phòng dại định kỳ cho đàn chó, mèo là rất cần thiết, khi có lịch tiêm phòng dại chúng tôi đều chấp hành đầy đủ”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa cho biết, hiện 3 loại vacxin gồm viêm da nổi cục, vacxin lở mồm long móng và vacxin tụ huyết trùng được UBND huyện trợ giá 50%, vacxin phòng dại ở chó mèo được hỗ trợ 100%. Riêng đồng bào dân tộc thiểu số ở hai xã Thanh Hóa và Lâm Hóa được trợ giá 100% các loại vacxin nói trên.

“Hiện Tuyên Hóa đã tiêm trên 5.500 liều vacxin các loại theo kế hoạch, đạt gần 80%. Đối với vacxin phòng chống bệnh dại cho chó, mèo chủ trương của huyện là hỗ trợ hoàn toàn. Ngoài ra, chúng tôi cũng cố hệ thống thú y cơ sở để làm tốt nhiệm vụ này”, ông Đinh Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm