| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần cảnh báo, giảm nhẹ thiên tai

Thứ Sáu 28/08/2020 , 17:16 (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ 5G, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống góp phần cảnh báo sớm và giảm nhẹ thiên tai.

Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: HG

Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: HG

Sáng 28/8, tại Trường đại học Thủy lợi diễn ra Hội thảo Quốc tế lần thứ 4 về công nghệ tiên tiến trong xử lý Tín hiệu, Viễn thông và Điện toán (SigTelCom2020), nhằm cảnh báo và giảm thiểu tác hại từ thiên tai.

Đây là diễn đàn giao lưu học thuật hàng đầu nhằm trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu tiên tiến nhất về các lĩnh vực xử lý tín hiệu, viễn thông và điện toán.  

Hội thảo nhận được sự tham gia của 3 diễn giả chính là những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực xử lý tín hiệu, viễn thông và điện toán, đó là: Giáo sư Nguyễn Đức Hòa (Đại học Bách Khoa Hà Nội), Phó giáo sư Lê Minh Hòa (Đại học Northumbria, Vương quốc Anh) và Tiến sĩ Antonino Masaracchia (Đại học Queen's Belfast, Vương quốc Anh).

Năm nay, Hội thảo thu hút hơn 50 tác giả đến từ 15 quốc gia. Mỗi tham luận được đánh giá bởi ít nhất 3 chuyên gia được chọn từ 295 thành viên của Ủy ban Chương trình Kỹ thuật từ các học viện, phòng thí nghiệm và các ngành công nghiệp. Ủy ban Chương trình Kỹ thuật của SigTelCom2020 đã lựa chọn 21 bài báo chất lượng để trình bày tại hội thảo và xuất bản trong Kỷ yếu của hội thảo.

Các tham luận cho thấy những nội dung của hội thảo SigTelCom2020 đều hướng đến các vấn đề mang tính thời sự về lý thuyết, thuật toán và ứng dụng để xử lý tín hiệu, viễn thông và điện toán với chủ đề “Internet kết nối vạn vật và mạng truyền thông 5G giảm thiểu thảm họa thiên nhiên và suy thoái môi trường”.

Hội thảo SigTelCom2020, được chia ra làm việc ở các tiểu ban nhỏ, bao gồm 4 phiên chuyên đề chính: Hệ thống điện tử và điều khiển; Công nghệ an toàn, bảo mật và điện toán; Hệ thống và mạng viễn thông; Kỹ thuật phần mềm, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng. 

Với mong muốn sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh, Hội thảo đã mở ra cơ hội nâng cao chất lượng nghiên cứu, đẩy mạnh cơ hội công bố quốc tế cho Việt Nam. Đây cũng là cơ hội quý giá cho các nhà khoa học hoạt động trong các lĩnh vực xử lý tín hiệu, viễn thông và điện toán trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và cập nhật các thông tin, kiến thức mới qua các phiên tổng thể và phiên chuyên đề.

GS. TS Nguyễn Trung Việt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thuỷ Lợi phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: HG.

GS. TS Nguyễn Trung Việt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thuỷ Lợi phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: HG.

Là một quốc gia ven biển, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là mực nước biển dâng và thảm họa ven biển, với quy mô và cường độ ngày càng tăng. Đề xuất một mạng lưới viễn thông khẩn cấp phục vụ cho việc ứng phó thiên tai và được triển khai dựa trên các phân tích dựa dữ liệu lớn, có khả năng cải thiện độ chính xác của các dự đoán là việc cần làm.  

Dự án “Hướng tới giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng phục hồi trước các nguy cơ ven biển: Cách tiếp cận phân tích dữ liệu lớn” được GS. TS Nguyễn Trung Việt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thuỷ Lợi và GS. TS Dương Quang Trung, Đại học Queen’s Belfast đồng chủ nhiệm đang nghiên cứu các số liệu ở vùng ven biển Việt Nam, dựa trên các kinh nghiệm của các chuyên gia Vương quốc Anh cùng các nhà kỹ thuật thuỷ văn, thuỷ lực và công trình biển ở trong nước.

TS Nguyễn Trung Việt cho biết: “Chúng tôi rất tự tin khẳng định rằng dự án hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu mục tiêu đặt ra, bởi vì đến thời điểm này chúng tôi đã trải qua 2 đợt khảo sát đo đạc, thu thập dữ liệu để phục vụ cho việc mô phỏng tính toán. Đã công bố được khá nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế và các thư viện quốc tế rất uy tín. Đặc biệt là sử dụng công nghệ 5G cũng như là IoT cho lĩnh vực quản lý thiên tai, sử dụng cách tiếp cận là dữ liệu lớn và đã có những kết quả rất khả thi”.

Cùng với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo IoT, dữ liệu lớn, công nghệ 5G trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai và tăng cường khả năng phục hồi trước các nguy cơ ở vùng ven biển, thì GS. TS Dương Quang Trung, Đại học Queen’s Belfast cho biết, Dự án sẽ đề xuất một mạng lưới viễn thông khẩn cấp phục vụ cho việc ứng phó với thiên tai dựa trên các phân tích dữ liệu lớn.

Thiết bị đo thân nhiệt tự động và diệt virus trên tư trang được nhà trường nghiên cứu, chế tạo thành công. Ảnh: HG.

Thiết bị đo thân nhiệt tự động và diệt virus trên tư trang được nhà trường nghiên cứu, chế tạo thành công. Ảnh: HG.

Dự kiến hệ thống này có thể cải thiện độ chính xác của các dự đoán trong môi trường thay đổi linh hoạt và cho phép phản ứng nhanh trong điều kiện, nguồn lực hạn chế tại các khu vực xảy ra thiên tai ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.