| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng phần mềm quản lý cơ sở nuôi động vật hoang dã

Chủ Nhật 10/10/2021 , 01:14 (GMT+7)

Phần mềm quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) sẽ được thiết lập để quản lý, theo dõi, ngăn chặn việc săn bắt, mua bán, vận chuyển ĐVHD trái phép.

Vừa qua, Cơ quan Thẩm quyền Quản lý CITES Việt Nam (Tổng cục Lâm nghiệp) phối hợp với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) tổ chức lớp tập huấn trực tuyến hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý cơ sở nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) cho cán bộ của Chi cục Kiểm lâm các tỉnh: Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang và Thái Nguyên.

Cán bộ Kiểm lâm Bắc Giang tham gia tập huấn trực tuyến phần mềm quản lý cơ sở nuôi động vật hoang dã. Ảnh: Dương Đại Tiến.

Cán bộ Kiểm lâm Bắc Giang tham gia tập huấn trực tuyến phần mềm quản lý cơ sở nuôi động vật hoang dã. Ảnh: Dương Đại Tiến.

Lớp tập huấn diễn ra trực tuyến trong 5 ngày (từ 30/9 đến 06/10). Nội dung lớp tập huấn tập trung chú trọng các vấn đề đang được quan tâm như: Quy định của pháp luật về quản lý nuôi ĐVHD và Thú y; biện pháp phòng chống bệnh lây truyền giữa ĐVHD và người (bệnh phổ biến trên ĐVHD gây nuôi có thể truyền sang người); hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý cơ sở nuôi ĐVHD; lập kế hoạch cập nhật dữ liệu các cơ sở nuôi ĐVHD lên phần mềm...).

Thông qua lớp tập huấn, đã giúp học viên nắm vững các căn cứ pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm về ĐVHD. Biết và hiểu rõ đường lây truyền, các triệu chứng, cách phòng ngừa một số bệnh phổ biến có thể truyền từ ĐVHD sang người như các bệnh: Lao, nhiệt thán, dại, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), sốt vẹt, ký sinh trùng Pentastomiasis (hay còn gọi là giun ký sinh trong phổi các loài bò sát), cúm gia cầm, do vi rút Ebola…

Đặc biệt, học viên đã tiếp cận, cập nhật và sử dụng thành thạo phần mềm quản lý ĐVHD đang gây nuôi tại các cơ sở ở địa phương một cách khoa học, hiệu quả. Phần mềm đã xây dựng được một bản đồ số hóa, phân bố các cơ sở nuôi ĐVHD tại các địa phương, từ đó cán bộ quản lý sẽ biết được chính xác tọa độ, vị trí cơ sở nuôi, tên loài, số lượng ĐVHD đang nuôi tại cơ sở…

Thời gian tới, phần mềm quản lý các cơ sở nuôi ĐVHD sẽ được thiết lập để quản lý, theo dõi từ Trung ương đến các địa phương, nhằm ngăn chặn tình trạng săn bắt, mua bán, vận chuyển ĐVHD trái pháp luật; góp phần bảo vệ, phát triển bền vững các loài ĐVHD trong tự nhiên.

Đồng thời, tạo điều kiện để các địa phương phát triển nghề chăn nuôi ĐVHD hiệu quả, đúng theo quy định của pháp luật, với mục tiêu tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Xem thêm
Thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm về tự nhiên

Sau khi người dân tự nguyện giao nộp, 3 cá thể khỉ đuôi lợn đã được chăm sóc khỏe mạnh trước khi thả về tự nhiên để bảo tồn gen động vật quý hiếm.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm