| Hotline: 0983.970.780

Văn hóa Việt được gì trước TPP?

Thứ Bảy 05/03/2016 , 07:15 (GMT+7)

TPP không chỉ là thách thức và cơ hội cho riêng lĩnh vực kinh tế mà cho cả một lĩnh vức khác tưởng rất ít liên quan. Đó là văn hóa. Văn hóa có liên quan đến sự chuyển động của cỗ máy TPP không? Câu trả lời là có. Các hiệp định thương mại toàn cầu không bao giờ chỉ là thương mại.

Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP là một bước ngoặt lớn đối với chúng ta và cũng là thách thức lớn đối với chúng ta. TPP không chỉ là thách thức và cơ hội cho riêng lĩnh vực kinh tế mà cho cả một lĩnh vức khác tưởng rất ít liên quan. Đó là văn hóa. Văn hóa có liên quan đến sự chuyển động của cỗ máy TPP không? Câu trả lời là có. Các hiệp định thương mại toàn cầu không bao giờ chỉ là thương mại.

Chúng ta thường nghĩ văn hóa là một thứ gì đó thật thiêng liêng và vô hình thật khó có thể bị hoặc được kinh doanh. Cách nhìn này đúng ở phía này và không đúng ở phía khác. Tôi tin chắc rằng: khi cỗ máy TPP chuyển động và đạt tới tốc độ cần thiết của nó thì các nhà kinh doanh văn hóa như các nhà làm phim, các nhà xuất bản... bắt đầu xuất hiện.

Tôi chỉ xin lấy hai ví dụ về điện ảnh và văn học. Về lĩnh vực điện ảnh, các nhà làm phim nước ngoài có thể dựng lên một trường quay ở Việt Nam và làm những bộ phim về Việt Nam với kịch bản hay những câu chuyện được người Việt Nam viết ra nhưng với tư duy và kỹ thuật điện ảnh của họ và những đạo diễn xuất sắc thế giới mà họ thuê. Họ sẽ làm ra những bộ phim rất hấp dẫn về con người, lịch sử và đời sống Việt Nam cho người xem Việt Nam.

Một thực tế mà ai quan tâm đến điện ảnh cũng đều biết là Hollywood đâu chỉ làm phim về nước Mỹ cho người Mỹ mà làm quá nhiều phim hay về một câu chuyện của một nước nào đó cho người xem của nước đó. Và những nhà làm phim của bất cứ nước nào tham gia TPP cũng có quyền làm như thế.

Với tư duy và kỹ nghệ làm phim của các nhà làm phim Việt Nam hiện này thì các nhà làm phim nước ngoài sẽ cho những nhà làm phim Việt Nam đo ván chỉ trong hiệp một. Các nhà xuất bản hay các công ty sách nước ngoài cũng tương tự như vậy. Họ không chỉ mang đến những cuốn sách hay của thế giới để giới thiệu với bạn đọc Việt Nam mà họ có thể đặt hàng các nhà văn, nhà báo... Việt Nam viết cho họ.

Tất nhiên họ để các nhà văn viết rất tự do nhưng vẫn theo một cách nào đó của họ bởi họ đang kinh doanh chứ không phải đầu tư cho nhà văn chúng ta. Và bởi họ có thể mang lại cho những tác giả Việt Nam lợi nhuận cao hơn bất cứ nhà làm phim, nhà xuất bản nào trong nước từ trước đến nay.

Một câu hỏi rất dễ được đặt ra là: Họ có phạm luật không? Câu trả lời là không. Họ làm tất cả những điều này hoàn toàn theo một hành lang pháp lý mà TPP qui định với sự nhất trí của mọi quốc gia tham gia vào tổ chức này. Nhưng cách nhìn của họ, tư duy của họ, kỹ thuật của họ và nghệ thuật kinh doanh của họ là “bậc thầy” của chúng ta.

Và như thế họ thắng chúng ta là lẽ đương nhiên. Đến lúc đó, các hãng phim, các nhà xuất bản, các công ty sách Việt Nam chỉ còn hai con đường: xóa tên mình hoặc làm thuê cho họ bằng cách bán chính cái tên hãng phim của mình, nhà xuất bản của mình, công ty của mình cho các ông chủ mới.

Bài học này đã có quá nhiều và từ lâu trên thế giới. Nhưng làm thuê cũng đâu phải là điều đáng sợ. Điều đáng sợ là khi văn hóa bị phụ thuộc ở bất cứ hình thức nào, góc độ nào thì nó có nguy cơ biến dạng cho dù là một sự biến dạng vô cùng êm ái. Êm ái tới mức mình vẫn tưởng là mình nhưng thật sự đã là một phần của người khác hoặc hoàn toàn là một người khác.

Lúc đó, để xác định mình là ai quả là một khó khăn. Sự xác định ở đây không phải là sự xác định một cái tên gọi hay chủng tộc hay màu da mà là xác định cái Căn cước văn hóa.

Thuật ngữ Căn cước văn hóa không phải là một thuật ngữ mới. Ngay từ đầu thế kỷ 19, các nhà văn hóa, các nhà giáo dục thế giới đã cảnh báo nguy cơ con người đánh mất Căn cước văn hóa của mình.

Và khi con người đánh mất Căn cước văn hóa thì thế giới sẽ trở nên rối loạn. Nước Úc là một trong những nước đa văn hóa. Chính phủ Úc không bao giờ có chủ trương đồng hóa những bản sắc văn hóa khác nhau mà các cộng đồng cư dân mang theo sống trong xã hội Úc.

Nước Úc quan niệm: “Thêm một nhà thơ gốc Ấn Độ, nước Úc thêm một ngôn ngữ. Thêm một nhạc sỹ gốc Nam Tư, nước Úc thêm một giai điệu. Thêm một họa sỹ gốc Trung Quốc, nước Úc thêm một màu sắc. Thêm một kiến trúc sư gốc Việt Nam, nước Úc thêm một không gian...”.

Nghĩa là, trên chính một quốc gia ấy, mỗi con người phải có một Căn cước văn hóa của mình và chỉ CỘNG vào để làm nên tính đa dạng và sự phong phú của văn hóa cho đất nước ấy chứ không phải HÒA LẪN để từ triệt tính đa dạng và phong phú ấy.

Một điều chắc chắn là: trong tương lai Việt Nam sẽ càng ngày càng có nhiều hơn những người nước ngoài đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Đây là sự phát triển tất yếu của Việt Nam và của thế giới.

Và như vậy, sẽ có những nhóm văn hóa khác nhau cùng tồn tại trên đất nước chúng ta. Cho dù mọi nhóm văn hóa không có ý đồ đồng hóa lẫn nhau, nhưng một nhóm văn hóa nào đó phát huy được quyền lực của nó cùng với khả năng tạo ra những hưởng lợi cho những nhóm cư dân của một nền văn hóa khác sẽ làm nó vượt trội.

Và như vậy, nguy cơ những nhóm văn hóa khác trở nên mờ nhạt hay bị đồng hóa là dễ dàng và dễ hiểu. Trên thế giới hiện nay, không phải không có những nền văn hóa bị biến dạng hay bị đồng hóa rồi biến mất. Nguy cơ này càng ngày càng trở nên trầm trọng. Vấn đề này là mối đe dọa với tất cả các nền văn hóa khi nó giao lưu với những nền văn hóa khác.

Khi những chủ thể của một nền văn hóa không đủ khả năng gìn giữ, bảo tồn và truyền bá nền văn hóa ấy trước những nền văn hóa khác thì biên giới của vương quốc của một nền văn hóa sẽ càng ngày càng bị thu hẹp. Nếu những sản phẩm văn hóa như điện ảnh, âm nhạc, văn học... không tới được những công dân của nền văn hóa ấy thì sẽ có những sản phẩm của một nền văn hóa khác thế chỗ.

Bởi văn hóa không có tính di truyền tự nhiên mà cần phải được truyền bá, lan tỏa và tạo ra một đời sống đương đại cho chính “cơ thể” văn hóa truyền thống ấy. Hiện nay, chúng ta gần như độc quyền phân phối những sản phẩm văn hóa của mình. Nhưng đến một ngày rất gần thôi, chúng ta không hoàn toàn có quyền đó nữa. Ngày nay, người xem truyền hình đã không lựa chọn sản phẩm điện ảnh Việt Nam nữa mà lựa chọn sản phẩm điện ảnh của các nền điện ảnh khác.

Với TPP, cảnh cửa cho các sản phẩm văn hóa trước hết là của các thành viên TPP vào Việt Nam bất ngờ được mở ra rất rộng. Các sản phẩm văn hóa của các nền văn hóa khác sẽ ngập tràn Việt Nam với sự quyến rũ mạnh hơn các sản phẩm văn hóa Việt Nam nhiều lần sẽ dồn những sản phẩm văn hóa của chúng ta vào những vùng hẹp và bất lợi.

Lời kêu gọi “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đã và đang không còn hiệu lực nếu chúng ta không làm cho các sản phẩm made in Vietnam quyến rũ hơn, ưu việt hơn các “đối thủ” của mình. Thử hỏi có lễ hội truyền thống Việt Nam nào lại hấp dẫn và lôi cuốn được giới trẻ Việt Nam hiện nay bằng lễ Giáng sinh chưa?

Lúc này, tôi có thể nói rằng : tính thuần khiết của văn hóa dân tộc trong tâm hồn những thế hệ trẻ hiện nay đã bị pha trộn một phần nền văn hóa khác cho dù còn ở một tỉ lệ thấp nhưng nó không giảm đi mà hiện thực cho thấy nó đang tăng lên. Biết cách hưởng thụ những vẻ đẹp của một nền văn hóa khác là một “lợi tức” lớn với con người nhưng bị phụ thuộc, bị đồng hóa bởi một nền văn hóa khác lại là một nguy cơ lớn nhất đánh mất nền văn hóa gốc của mình.

Khi một quốc gia không xác định được danh tính văn hóa của mình thì quốc gia đó không phải là một dân tộc mà chỉ là một quần cư. Và lời cảnh báo của các nhà văn hóa, các nhà giáo dục trên thế giới từ đầu thế kỷ 19 về sự đổi màu tấm Căn cước văn hóa của con người đang trở thành hiện thực.

(KTGĐ số 9)

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm