| Hotline: 0983.970.780

'Vạn lý đường kênh' và chuyện ém phèn, thau chua ở ĐBSCL

Thứ Hai 28/08/2023 , 20:03 (GMT+7)

Bằng kinh nghiệm và truyền thống vốn có của ngành thủy lợi, nguyên lãnh đạo các thời kỳ đánh giá cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

GS.TS Đào Xuân Học, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT phát biểu tại lễ kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành thủy lợi 28/8. Ảnh: Bảo Thắng.

GS.TS Đào Xuân Học, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT phát biểu tại lễ kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành thủy lợi 28/8. Ảnh: Bảo Thắng.

Ngọt hóa hàng triệu ha đất nhiễm phèn

Từ ngày thành lập, ngành thủy lợi được Bác Hồ rất quan tâm. Câu nói của Bác “Làm cho đất - nước điều hòa với nhau” không chỉ là một khẩu hiệu, mà còn là một triết lý với đông đảo cán bộ, công nhân viên ngành thủy lợi.

Ông Nguyễn Ty Niên, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão chia sẻ, từ thập niên 1980, khi ông cùng cộng sự vào khu vực ĐBSCL để nghiên cứu phương án thau chua rửa mặn, câu nói của Bác đã trở thành kim chỉ nam, là động lực để toàn ngành thủy lợi phấn đấu.

“Nhiều phương án của Hà Lan, Hoa Kỳ… đã được đề xuất để cải tạo khu vực Đồng Tháp Mười, nhưng chúng tôi nhận thấy, tất cả đều tốn kém. Việt Nam buộc phải chọn con đường khác, nhất là trong bối cảnh đất nước còn nghèo”, ông Niên nhớ lại.

Khi ấy, trực tiếp cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã nhiều lần làm việc với cả hệ thống thủy lợi để tìm cách tháo gỡ cho mấy triệu ha đất nhiễm phèn. Đặc biệt là ba tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau, vào mùa mưa thì thừa nước, lũ ngập mênh mông, nhưng mùa khô thì thiếu nước trầm trọng, đất nứt nẻ, phèn xì lên từ những lớp đất phèn bên dưới bị oxy hóa.

Tâm niệm nếu không giải quyết được vấn đề thủy lợi thì không thể đảm bảo an ninh lương thực, ngành thủy lợi đã sáng tạo ra cách làm “vạn lý đường kênh”, cho phép ém phèn để canh tác lúa, thau chua và rửa mặn.

Hiểu nôm na, cán bộ sẽ cùng với người dân ém phèn tầng sâu, rửa phèn tầng mặt. Lúc nào cũng phải giữ cho ruộng có nước để nhấn chìm phèn xuống tầng sâu, không cho phèn “xì” lên nâng cao nồng độ lớp bề mặt. Còn phèn tầng mặt thì thay nước liên tục rửa đi.

Chính quyền và nhân dân nơi đây cũng xây nhiều cống ngăn mặn, nhằm giữ ngọt và “ngọt hóa” những vùng bị nhiễm mặn, góp phần tăng diện tích canh tác lúa vụ hai. Kết hợp biện pháp gieo sạ có một không hai là “sạ ngầm”, ĐBSCL giờ trở thành vựa lúa chính của cả nước.

Đề xuất mở rộng các làng - hồ sinh thái

Những sáng tạo khi xưa cần tiếp tục được gìn giữ, theo GS.TS Đào Xuân Học, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam. Ông Học cho rằng, hiện khu vực này đang phải đối mặt với một vấn đề cấp bách là sạt lở và sụt lún tại nhiều nơi.

Đã có nhiều giải pháp được đưa ra để bù đắp cho lượng phù sa thiếu hụt tại ĐBSCL, riêng ông Đào Xuân Học đề xuất một phương án tại chỗ, theo ông là đỡ tốn kém. Đó là xây các hồ sinh thái tại 13 tỉnh, thành trong khu vực.

Đất nứt nẻ tại ĐBSCL vào mùa xâm nhập mặn.

Đất nứt nẻ tại ĐBSCL vào mùa xâm nhập mặn.

Ông đề xuất, các địa phương dựa trên nguồn ngân sách tự có, xây các hồ sinh thái trên diện tích chiếm 10% tổng quỹ đất và đào sâu 5 - 6m. Khi ấy, toàn khu vực sẽ có khối lượng đất để nâng cao nền thêm khoảng 60 - 70cm mà gần như không cần lấy thêm cát từ sông. Các hồ sinh thái này vừa cải tạo khí hậu, môi trường cho các đô thị, vừa giải quyết vấn đề úng ngập do mưa.

Việc xây những hồ sinh thái sẽ tạo ra những “làng - hồ sinh thái”. Cách đây hơn 10 năm, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đã nghiên cứu mô hình này tại Long An. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, mô hình chưa thể triển khai, nhân rộng.

Theo GS.TS Đào Xuân Học, trong bối cảnh chưa kịp bố trí nguồn lực, chúng ta có thể học tập mô hình của các làng cổ vùng Đồng bằng sông Hồng để mở rộng các làng - hồ sinh thái. Chẳng hạn, mỗi gia đình có một chiếc ao, lấy đất để tôn nền nhà; chống úng ngập; ao chứa nước để điều hòa không khí và tưới rau ở vườn; ao để nuôi cá, ao dùng nuôi bèo, trồng khoai để nuôi lợn; bèo và cá lại có tác dụng làm sạch nước trong ao.

“Tôi nghĩ đây là mô hình nông nghiệp tuần hoàn bền vững, sáng tạo trong điều kiện chúng ta cần gấp một giải pháp cho ĐBSCL”, ông Học nhấn mạnh.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...