| Hotline: 0983.970.780

“Vàng ròng” đã có chủ nhân mới

Thứ Sáu 28/09/2012 , 10:49 (GMT+7)

TS Phan Xuân Hào, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô khẳng định đầy tự tin ở buổi chuyển giao quyền phân phối giống ngô: “Sản phẩm này là vàng rồi, chúng tôi chỉ chọn mặt để mà gửi thôi”.

TS Phan Xuân Hào, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô khẳng định đầy tự tin ở buổi chuyển giao quyền phân phối giống ngô: “Sản phẩm này là vàng rồi, chúng tôi chỉ chọn mặt để mà gửi thôi”.

Hơn bao giờ hết, thị phần ngô lai ở VN trở thành một "chiến trường luôn ì oàng tiếng đại bác và khét lẹt mùi thuốc súng". Trong cuộc chiến sống còn đó, ngô nội muốn cạnh tranh, chất lượng phải tương đương ngô ngoại nếu không nói một số tính năng phải vượt trội hơn còn giá cả luôn luôn ở mức thấp.

Xét toàn cảnh các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á không đâu giá ngô giống rẻ như VN và nông dân là người được hưởng lợi. Để mở rộng hơn nữa khả năng thị phần cho ngô nội, mới đây Viện Nghiên cứu ngô đã chuyển giao quyền phân phối giống ngô HT 818 và HT 119 cho Cty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang. Đây là lần đầu tiên có 1 Cty mua liền lúc 2 giống ngô nội chứng tỏ độ hút hàng của sản phẩm Việt, sức hút của chất xám Việt lớn tới chừng nào.

Giống ngô HT818 do các tác giả Phan Xuân Hào, Mai Xuân Triệu, Vương Huy Minh, Đào Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Nhài và cộng sự chọn tạo, đã được Bộ NN-PTNT công nhận cho SX thử theo quyết định số 661/QĐ-TT-CLT ngày 11/11/2011. Đây là giống ngô lai đơn có TGST trung bình sớm, khả năng chịu hạn, chịu rét tốt, ít nhiễm sâu bệnh, lá bi bao kín, khả năng kết hạt tốt, bắp chắc...

Tiềm năng năng suất của giống rất cao, trong điều kiện thâm canh tốt, với mật độ 7-7,5 vạn cây/ha, khoảng cách hàng cách đều khoảng 50-60 cm, khoảng cách giữa các cây từ 25- 26 cm, có thể đạt năng suất trên 12 tấn hạt khô/ha. Thí nghiệm cho thấy nó đứng đầu năng suất trong hơn 40 giống, sánh ngang với “anh cả đỏ” trong làng giống hiện nay là NK 67.

Đáng lưu ý là ở điều kiện khó khăn HT 818 sẽ thể hiện rõ sự khác biệt thấy rõ. Có thể bà con nhìn cây chưa đẹp, bắp chưa mê chỉ khi “bánh đúc bày sàng” tức lột vỏ, tẽ hạt, cân đong đo đếm mới “gục” vì năng suất, vì màu sắc hạt đẹp. HT 818 có khả năng thích ứng rất rộng, trồng được trong các vụ ngô chính trên địa bàn cả nước.

HT 119 là giống ngô lai đơn do các tác giả Phan Xuân Hào, Vương Huy Minh, Nguyễn Thị Nhài, Đào Ngọc Ánh và cộng sự chọn tạo. Qua khảo nghiệm và SX thử đã thể hiện là một giống ngô sinh trưởng khỏe, chống đổ tốt, chịu hạn, chịu rét tốt; ít nhiễm sâu bệnh, lá bi bao kín bắp; bắp chắc, kết hạt tốt, hạt bán đá, màu vàng cam đậm, tỷ lệ hạt cao.

Giống có tiềm năng năng suất cao, trong điều kiện thâm canh cao, nếu trồng với mật độ 7,5-8 vạn cây/ha, khoảng cách hàng đều 50-60 cm, cây cách đều 23-25 cm có thể thu trên 12 tấn hạt khô/ha. Xem xét ở VN cũng như một số nước trong khu vực, thị phần của những giống “cũ kỹ” như LVN 10, CP 888 vẫn rất rộng bởi lợi thế chống chịu tốt, thích ứng cao, năng suất ổn định tuy nhiên chúng có bất lợi là TGST dài. HT 119 cũng chống chịu tốt, thích ứng rộng, năng suất ổn định mà TGST lại trung bình.

Điểm đặc biệt quý ở 2 giống mới này là nhờ là bi bao kín bắp, cấu trúc bắp chắc, hạt dạng bán đá đến bán răng ngựa nên rất phù hợp trong điều kiện thu hoạch chậm ở vùng miền núi hoặc mùa mưa. Nói như TS Phan Xuân Hào tại buổi chuyển giao: “Những giống này là vàng rồi, chúng tôi chỉ chọn mặt để mà gửi vàng nữa thôi”. Cty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang chính là đơn vị được chọn mặt.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Mỗi năm Bắc Giang có 1.400 - 1.700ha cây trồng bị chuột hại

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Giang, gần đây nạn chuột gây hại lúa và rau màu có xu hướng tăng trên địa bàn, năm 2022 nhiễm 1.446ha, năm 2023 nhiễm 1.700ha.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất