| Hotline: 0983.970.780

Vắt chân gom muối

Thứ Sáu 16/07/2010 , 13:30 (GMT+7)

Chủ trương mua tạm trữ 200 nghìn tấn muối của Chính phủ đang được diêm dân mong ngóng từng ngày. Nhưng để DN mua hết muối lượng muối khổng lồ này trong thời gian ngắn không hề đơn giản. Trong khi muối làm ra vẫn ùn ùn.

Chủ trương mua tạm trữ 200 nghìn tấn muối của Chính phủ đang được diêm dân mong ngóng từng ngày. Nhưng để DN mua hết muối lượng muối khổng lồ này trong thời gian ngắn không hề đơn giản. Trong khi muối làm ra vẫn ùn ùn.

>> 1 ký muối= 1 bì thư

Bắc- Trung: Đã mua 30% chỉ tiêu

Chị Nguyễn Thị Ngọc, đội 6, xã thôn Hoành Tiến, xã Bạch Long (Giao Thủy, Nam Định) đang khẩn trương thu gom nốt số muối còn tồn lại trên đồng để bán cho Cty CP Muối và Thương mại Nam Định trước khi cơn bão Côn Sơn được dự báo là có thể ảnh hưởng đến vùng này. Có thể nói, gia đình chị Ngọc nói chung và diêm dân vùng Giao Thủy nói riêng hiện đã trút được gánh nặng bởi lượng muối mà diêm dân làm ra đang được DN thu mua gần hết với giá từ 850- 900 đồng/kg, cao nhất từ đầu vụ muối.

Giao Thủy là vựa muối của Nam Định khi chiếm đến 2/3 trong tổng sản lượng khoảng 30.000 tấn/năm cả tỉnh. Trước khi có chủ trương thu mua tạm trữ muối của Chính phủ, giá muối giao tại chân ruộng chỉ khoảng 450 – 500 đồng/kg. Tuy nhiên từ 1/6, giá muối bắt đầu nhích dần lên. TCty Lương thực Miền Bắc (Vinafood1) là DN được Chính phủ "chọn mặt gửi vàng" thu mua muối cho diêm dân. DN này đã dự kiến phương án triển khai thu mua tại miền Bắc 20 nghìn tấn, miền Trung và miền Nam 180 nghìn tấn, chia tỷ lệ theo sản lượng muối thực tế của từng tỉnh.

Vinafood1 đã tổ chức ký hợp đồng với các đơn vị thành viên, các DN thông qua đây tổ chức thu mua tạm trữ. Qua khảo sát thực tế tại một số tỉnh ven biển ĐBSH và một phần miền Trung, gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thấy rằng, việc thu mua tạm trữ hiện đang khá suôn sẻ. Hệ thống kho chứa, sản lượng, chất lượng muối đáp ứng được yêu cầu. Với tổng sản lượng khu vực này khoảng 200 nghìn tấn, thì vấn đề kho chứa, nhân lực vận chuyển…đã được chuẩn bị và tính toán kỹ. Theo Vinafood1, lượng muối mua toàn khu vực đã đạt khoảng 30% chỉ tiêu.

Nam: Nhân lực mỏng

Theo ông Trần Ngọc Thiều, Trưởng ban Kinh doanh của Vinafood1, nếu như việc tạm trữ muối của vùng Bắc và Trung bộ thuận lợi, thì khu vực Nam bộ không đơn giản. “Chúng tôi lo nhất là khả năng tiền hỗ trợ qua chính sách tạm trữ sẽ không đến được tận tay diêm dân, bởi lẽ tuy giá DN thu mua cao hơn giá thị trường vào thời điểm hiện tại, nhưng đội ngũ thương lái khu vực này nhiều, họ ép giá diêm dân tại ruộng làm méo mó đi chủ trương của Chính phủ”.

Muối sạch - lối thoát cho diêm dân

Thanh Hóa hằng năm làm ra 40 nghìn tấn. Hiện 25% muối của tỉnh được DN thu mua với giá 1.450 đồng/kg. Đây là loại muối trắng, sạch, SX bằng công nghệ mới nên chất lượng tuyệt vời. Ông Nguyễn Tác Lư, PGĐ Cty CP Muối và Thương mại Thanh Hóa cho biết: “Loại muối trên đang được bán rộng rãi tại hệ thống các siêu thị và không có hàng tồn”.

Ông Thiều lấy ví dụ tỉnh Bạc Liêu, sản lượng cả năm 2009 chỉ đạt khoảng 80 nghìn tấn, thì năm nay đã tăng vọt lên 200 nghìn tấn. Trước khi có chủ trương mua tạm trữ, đội ngũ thương lái đã tranh thủ giá muối xuống thấp, thu gom về các kho chứa của họ. "Chân rết" của Vinafood1 tại Nam bộ còn mỏng, nên chưa thể mua trực tiếp mà vẫn qua thương lái. Như vậy, không thể loại trừ trường hợp đội ngũ này sẽ không gom muối cho diêm dân, mà xuất trực tiếp muối trong kho của họ ra bán cho DN. Hơn nữa, thời tiết tốt nên có thể diêm dân vẫn tiếp tục được mùa. Ngoài ra, lượng mua tạm trữ của khu vực Trung và Nam bộ khoảng 180 nghìn tấn, chưa đủ để có thể khiến cho giá muối nhích lên được.

Một khó khăn nữa được Vinafood1 xác định, đó là lượng “muối đen”, tức là muối pha lẫn nhiều tạp chất, ở đây chiếm sản lượng lớn. Chỉ tính riêng Bạc Liêu, lượng “muối đen” đến 80% sản lượng muối cả tỉnh. Nếu không mua tạm trữ, diêm dân sẽ gặp nhiều khó khăn, còn nếu mua vào thì việc tiêu thụ của DN sẽ "hóc", vì không có người mua. Đặc biệt Vinafood1 mới tiếp nhận TCty Muối, cơ sở vật chất, kho bãi và hệ thống thu gom muối của DN ở Trung và Nam bộ hầu như không có nên việc mua tạm trữ dù sao cũng hạn chế. “Chúng tôi đang đề xuất với Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh bắt tay chặt chẽ với Vinafood1 để mua hết muối cho dân”, một lãnh đạo Vinafood1 tỏ rõ quyết tâm.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm