| Hotline: 0983.970.780

"Ve Mỹ" xuất hiện trên vườn nhãn

Thứ Ba 06/05/2014 , 07:00 (GMT+7)

Ve trưởng thành có cánh màu trắng, trên lưng màu vàng, bụng màu trắng, nhìn xa ve có màu trắng đục, được gọi là "ve Mỹ".

Ông Nguyễn Chánh, một nhà vườn lâu năm ở ấp Tân An, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) cho xem một con ve mà con trai ông vừa bắt được và cho biết đó là loài "ve Mỹ".

Lúc đầu, nhiều người bắt được, thấy có hình dáng giống như con ve sầu nên gọi là ve, nhưng con trưởng thành có thân hình to hơn và dài hơn ve sầu một tí nên gọi là “ve Mỹ” để phân biệt với loài ve sầu thường thấy.

Loài ve này xuất hiện ở đây gần năm nay, thường thấy nhiều nhất trên những cây nhãn da bò bị bệnh chổi rồng. Ve trưởng thành có cánh màu trắng, trên lưng màu vàng, bụng màu trắng, nhìn xa ve có màu trắng đục. Trong vườn nhãn, "ve Mỹ" thường tụ thành đàn trên vài cây nhãn. Chúng leo trên thân, cành, lá và bông nhãn.

"Đàn ve có tiếng kêu khác thường và kêu to hơn ve sầu, nghe “re re” như tiếng kêu của mô tơ điện bơm nước. Chúng thường “nổi nhạc” lên vào lúc xế trưa, rồi kêu dài đến xế chiều. Mỗi đợt kêu kéo dài khoảng nửa giờ thì ngưng", ông Chánh nói.

Qua tìm hiểu những khu vườn khác ở TP Vĩnh Long cũng xuất hiện loài ve này. Trước mắt chưa thấy chúng gây hại, nhưng nhiều người e ngại vì sao loài côn trùng lạ này lại xuất hiện nhiều như thế!

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.