| Hotline: 0983.970.780

Vi phạm hành lang công trình thủy lợi: Chính quyền ở đâu?

Thứ Tư 30/09/2020 , 08:32 (GMT+7)

Tình trạng xâm hại hành lang bảo vệ công trình thủy lợi tại Thái Nguyên diễn biến phức tạp. Cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương...

Mở quán trên công trình thủy lợi

Hồ Bảo Linh (Huyện Định Hóa) dự trữ 6,9 triệu mét khối nước phục vụ tưới tiêu trên 1.000ha lúa, hoa màu của 9 xã khu vực hạ lưu. Đập hồ Bảo Linh là loại đập cấp III, theo Luật Thủy lợi năm 2017, khu vực 50m từ chân đập trở ra là vị trí hành lang an toàn của công trình, nghiêm cấm xâm phạm.

Tuy nhiên, hiện nay, có tới 19 hộ dân có công trình nhà ở nằm trong phạm vị bảo vệ công trình. Cụ thể có 16 hộ đã xây nhà kiên cố, trong đó có 15 hộ đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 1 hộ xây nhà tạm không có giấy CNQSDĐ, 2 hộ sử dụng đất làm vườn.

Mặt khác, các công trình thủy lợi tại huyện Định Hóa chưa được cắm mốc giới hành lang an toàn hoặc mốc giới, bởi thế việc phân định không rõ ràng nên xảy ra trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hành lang của các công trình.

Tuy nhiên, ông Hứa Đức Thăng, Cụm trưởng Cụm khai thác thủy lợi Bảo Linh cho biết, từ năm 2018 đến nay, Cụm đã phối hợp với chính quyền xã lập biên bản hàng chục trường hợp người dân vi phạm hành lang an toàn công trình và yêu cầu các hộ dân tháo dỡ công trình vi phạm, nhưng đến nay nhiều hộ chưa chấp hành.

Các công trình sai phạm sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của chính các hộ dân này khi có sự cố xảy ra. Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn khiến việc duy tu, sửa chữa và cứu chữa đập khi xảy ra tình huống khẩn cấp gặp khó khăn. Không chỉ hồ Bảo Linh mà các hồ Làng Gầy, Nà Khe xã Phúc Chu; Lê Lợi, xã Trung Lương… đều có vi phạm hành lang an toàn.

Ngổn ngang công trình xây dựng của người dân sát chân đập phụ số 1 của Hồ bảo Linh (Huyện Định Hóa). Ảnh : Đồng Văn Thưởng.

Ngổn ngang công trình xây dựng của người dân sát chân đập phụ số 1 của Hồ bảo Linh (Huyện Định Hóa). Ảnh : Đồng Văn Thưởng.

Lập biên bản rồi thôi

Ngoài những tồn tại từ quá khứ do các khu dân cư, cơ sở sản xuất đã hình thành trong phạm vi bảo vệ đê trước khi có Luật Thủy lợi nên gây khó khăn cho các cấp, ngành chức năng của tỉnh trong việc giải toả, di dời các công trình vi phạm. Ở một số vụ vi phạm khác, mặc dù đã có chế tài, hướng dẫn, nhưng có rất ít trường hợp bị các địa phương xử phạt hành chính.

Để nạo vét gần 400m kênh Tây qua địa phận phường Ba Hàng, nhân viên Trạm Khai thác thủy lợi Thị xã Phổ Yên phải chui xuống dưới lòng kênh vì mặt kênh đã bị người dân làm lều quán và công trình kiên cố. Vướng mắc nằm ở chỗ, đơn vị quản lý kênh chỉ được lập biên bản hiện trạng, yêu cầu tháo dỡ công trình sai phạm chứ không có quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Ông Ngô Thượng Hoan (Trạm trưởng Trạm Khai thác thủy lợi Thị xã Phổ Yên) cho biết,đơn vị quản lý 45km kênh dẫn nước. Trong đó có 25km kênh cấp 1 sau hồ Núi Cốc (gồm kênh Giữa và kênh Tây), còn lại là kênh cấp 2. Theo rà soát, hiện có 40 trường hợp vi phạm hành lang tuyến kênh cấp 1, phần lớn thuộc địa phận phường Ba Hàng. Còn ở tuyến cấp 2, một số người dân canh tác nông nghiệp thậm chí lấn chiếm, làm mất cả mái bờ kênh.

Tại hầu hết các công trình hồ chứa lớn, tình trạng vi phạm phổ biến là xây dựng lều, quán, xây dựng tường rào, làm mái hiên... trong hành lang. Có thể liệt kê một số hồ bị xâm lấn như Hồ Núi Cốc, hồ Bảo Linh, hồ Suối Lạnh, hồ Kim Đĩnh, hồ Vai Miếu….

Hoạt động kinh doanh diễn ra phổ biến tại các hồ chứa lớn. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Hoạt động kinh doanh diễn ra phổ biến tại các hồ chứa lớn. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Ông Nguyễn Công Thịnh (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên) cho biết, đơn vị quản lý vận hành thực hiện việc lập biên bản hiện trạng xong lại không có chế tài để xử phạt. Chính vì vậy, sự vi phạm ngày càng diễn biến phức tạp. Có trường hợp vi phạm còn tỏ ra cố tình chống đối với thách thức, đơn vị khai thác cứ việc xây tường ngăn giữa công trình vi phạm với công trình thủy lợi.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.