| Hotline: 0983.970.780

Vì sao hội họa Việt bị "khinh bỉ"?

Thứ Ba 17/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Tranh giả đã làm ảnh hưởng đến uy tín của mỹ thuật Việt Nam trên thị trường nghệ thuật thế giới.

Vào trung tuần tháng 8/2014, tại sàn đấu giá Larasati ở Goodwood Park Hotel (Singapore) giá tranh của họa sĩ Bùi Hữu Hùng đạt mức 4.270 SGD (đô la Singapore), tranh của họa sĩ Đỗ Quang Em ở mức 2.440 SGD, tranh của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình là 1.464 SGD, tranh của họa sĩ Đặng Xuân Hòa cũng có giá ngang bằng với họa sĩ Nguyễn Thanh Bình là 1.464 SGD...

Điều này cho thấy phần nào sự khởi sắc của mỹ thuật Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhà chuyên môn, đó là khởi sắc về mặt kinh tế chứ chưa cứu giúp được về mặt tinh thần, tức là tư cách các nghệ sĩ chúng ta vẫn chưa sánh vai ngang hàng với các nghệ sĩ nước ngoài.

Nhiều bức tranh của các họa sĩ nước ta vẫn bị mua mớ và ta buộc phải bán tranh theo giá rẻ. Điều đó làm cho hội họa của chúng ta bị thất thiệt!

Một trong số những nguyên nhân là giới “làm ăn” chạy theo đồng tiền nhất thời đã vẽ tranh nhái. Thậm chí bức tranh gửi bán ở Gallery vẫn được treo mãi, nhưng thực ra đã bị làm phiên bản rất nhiều lần để bán cho khách nước ngoài. Vì thế, khách nước ngoài cũng bị mua phải những bức tranh giả.

Các tác giả bị xâm phạm bản quyền thường là những họa sĩ đang được thị trường nước ngoài chú ý như Thành Chương, Đào Hải Phong, Lê Thanh Sơn, Nguyễn Thanh Bình, Lê Thiết Cương...

“Một nền Mỹ thuật có giá trị là khi người mua tranh không được phép hỏi tác giả đây là tranh thật hay tranh giả, đây là bản phiên hay là bản gốc? Điều đó hầu như tất cả các Gallery đều bị, kể cả Hà Nội và TP. HCM là những trung tâm nghệ thuật lớn của đất nước”. (PGS.TS Nguyễn Đỗ Bảo)

Gần đây, có một điều đáng buồn khác đối với giới mỹ thuật là chính con em các họa sĩ có tên tuổi làm tranh giả, tranh nhái của cha mình.

Một vị am hiểu giới mỹ thuật cho biết, con của nhà danh họa mang tranh của cha đến bán cho một bảo tàng lớn về mỹ thuật. Người có trách nhiệm của bảo tàng đã thẩm định. Bằng sự tinh tế và nhạy cảm trong nghề, người đó đã phát hiện ra đây là tranh sao chép nên gửi trả lại. Bởi vì bức tranh không có nét của danh họa.

“Cái nét là một việc, còn cái hồn của bức tranh. Danh họa vẽ thực cái ngày mà ông ấy ở thực địa, điều ấy làm cho những người không tham gia thực địa người ta có thể dễ dàng nhận biết ngay. Bởi vì độ rung của thực tế và độ rung của vẽ nhái lại nó khác nhau”, người này phân tích.

Bình luận về hiện tượng trên, PGS.TS Nguyễn Đỗ Bảo, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình (Hội Mỹ thuật Việt Nam), cho rằng: Đó là hành động làm hại cho toàn bộ nền mỹ thuật nước nhà.

Theo ông Bảo, làm hại ở đây không chỉ về mặt kinh tế. Nếu chúng ta chỉ nhìn nhận nó có phương hại về mặt kinh tế thôi thì đó mới chỉ là cái dễ thấy trước mắt ở mức thấp. Cái chính là nó làm hại toàn bộ nền mỹ thuật của nước ta không phát triển được.

Nền mỹ thuật không phát triển được làm cho các họa sĩ chúng ta cũng chán nản, không muốn đầu tư chất xám, xây dựng bố cục hay sử dụng họa phẩm tốt để đạt chất lượng cao hơn.

“Các nhà mua tranh nước ngoài không mua chứng tỏ họ đã khinh bỉ nền Mỹ thuật nước nhà thì còn ai muốn xem tranh của chúng ta nữa?”, PGS.TS Nguyễn Đỗ Bảo cảnh báo.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm