| Hotline: 0983.970.780

Vì sao một số học sinh của 2 trường THCS tại Bình Thạnh sốt?

Thứ Tư 01/03/2023 , 15:52 (GMT+7)

TP.HCM Sở Y tế TP.HCM đã đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân gây sốt ở một số học sinh của 2 trường trung học cơ sở tại Bình Thạnh.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia về Nhiễm Nhi, Bệnh viện Nhi Đồng 1 làm trưởng đoàn công tác thăm khám cho các học sinh của 2 trường THCS Lê Văn Tám và THCS Lam Sơn ngày 27/2. 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia về Nhiễm Nhi, Bệnh viện Nhi Đồng 1 làm trưởng đoàn công tác thăm khám cho các học sinh của 2 trường THCS Lê Văn Tám và THCS Lam Sơn ngày 27/2. 

Mấy ngày qua, nhiều phụ huynh có con học tại một số trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn quận Bình Thạnh khá lo lắng khi con em mình, cũng như một số bạn học trong lớp, trong trường có biểu hiện sốt, phải nghỉ học. 

Chị Đinh Thị Thu Vân, có con theo học tại Trường THCS Lê Văn Tám, quận Bình Thạnh cho biết, mấy ngày trước con chị bị sốt và phải nghỉ học. "Tôi không biết có phải đang có dịch gì không mà nhiều bé bị sốt giống con tôi. Lúc đầu tôi cũng khá lo lắng, nhưng cũng may chỉ vài hôm là cháu khỏe lại", chị Vân nói.

Tương tự, trong group phụ huynh một lớp của Trường THCS Lam Sơn, quận Bình Thạnh, cũng khá nhiều phụ huynh lo lắng khi gần 20 em học sinh có biểu hiện sốt và phải nghỉ học ở nhà theo dõi. 

Ngày 23/2, Trung Tâm Y Tế quận Bình Thạnh cũng đã có báo cáo gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) về hiện tượng số học sinh nghỉ ốm tăng cao bất thường tại trường THCS Lê Văn Tám và trường THCS Lam Sơn.

Ngay sau đó, HCDC đã phối hợp với Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh đến làm việc tại Trường THCS Lê Văn Tám và Trường THCS Lam Sơn tiến hành điều tra, giám sát tình hình dịch bệnh.

Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo nhóm bác sĩ Nhi khoa có nhiều kinh nghiệm (thuộc các Bệnh viện Nhi đồng 1, 2 và Nhi đồng Thành phố) do bác sĩ Trương Hữu Khanh làm trưởng nhóm đến các trường này để khám và chẩn đoán lâm sàng cho các học sinh còn triệu chứng.

Qua điều tra, tổ công tác ghi nhận số học sinh nghỉ học vì bệnh cũng như số học sinh xuống phòng y tế của hai trường này để khám vì có triệu chứng sốt, mệt tăng nhanh đột biến trong các ngày 22, 23 và 24/2 (số học sinh có triệu chứng bệnh trong 3 ngày tại trường Lê Văn Tám lần lượt là 14, 193 và 23 học sinh; tại trường Lam Sơn lần lượt là 5, 84, 17 học sinh); tổng số trẻ mắc bệnh trong giai đoạn này chiếm 11% tổng số học sinh cả 2 trường.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu đang trao đổi cùng nhóm chuyên gia tại trường THCS Lê Văn Tám.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu đang trao đổi cùng nhóm chuyên gia tại trường THCS Lê Văn Tám.

Thăm khám lâm sàng và thực hiện xét nghiệm nhanh cúm A/B âm tính cho 26 trẻ có triệu chứng, các chuyện gia Nhi khoa nhận định, nguyên nhân gây bệnh ở những học sinh này khả năng cao là do nhiễm siêu vi hô hấp khá thường gặp ở trẻ em. Đây là căn bệnh do các tác nhân virus hay gây bệnh ở trẻ em như rhinovirus, adenovirus, coronavirus,… gây ra, đa phần diễn tiến nhẹ tự khỏi và không cần nhập viện. Thực tế, các học sinh ở cả hai trường đã tự khỏi và không ghi nhận trường hợp cần nhập viện điều trị do tình trạng nặng.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, triệu chứng chính của các học sinh này chủ yếu là đau họng, sốt, mệt mỏi, đau đầu/chóng mặt. Ngoài ra, còn ghi nhận khoảng 10-15% trường hợp có tiêu chảy, buồn nôn, nôn.

Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh, Trạm Y tế Phường 2 và Phường 26 cũng đã lấy mẫu giám sát ngẫu nhiên cho 18 trường hợp để làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, kết quả tất cả đều âm tính với Covid-19.

Các chuyên gia về Nhi khoa và dịch tễ học sau khi trực tiếp hỏi bệnh, thăm khám, xét nghiệm đã nhận định chùm ca sốt ở một số học sinh của 2 trường trung học cơ sở tại Bình Thạnh khả năng cao là do nhiễm các siêu vi hay gặp và gây bệnh “cảm lạnh” ở người (như rhinovirus, adenovirus, coronavirus…), đa phần diễn tiến nhẹ tự khỏi và không cần nhập viện, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.

Ngoài ra, tổ công tác cũng ghi nhận có hiện tượng một số học sinh nghỉ học do cá nhân các em hoặc phụ huynh quá lo lắng, đây là “hiệu ứng đám đông”.

Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu Trạm y tế phường hướng dẫn nhà trường thông tin đầy đủ, chính xác đến phụ huynh, học sinh và truyền thông khuyến cáo học sinh rửa tay thường xuyên, ăn sạch uống sạch, đeo khẩu trang khi bị bệnh để không lây lan các bệnh truyền nhiễm trong trường học; yêu cầu Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh cùng Trạm y tế tiếp tục theo dõi tình hình bệnh tại hai trường trong những ngày tiếp theo để kịp thời có hướng xử lý phù hợp.

Trung tâm Y tế đã phối hợp với Ban An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra tại 2 đơn vị cung cấp thực phẩm và nước uống tại hai trường này nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh đến từ thực phẩm, nước uống. Kết quả ghi nhận các đơn vị đều thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, hiện số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hô hấp gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em do khu vực phía Nam hiện có sự thất thường của thời tiết khi giữa mùa khô vẫn có những cơn mưa thất thường, nền nhiệt chênh lệch khá rõ trong ngày (lạnh về đêm và sáng sớm, nắng nóng giữa trưa) cũng như sự chênh lệch nhiệt độ giữa các ngày trong tuần; phụ huynh cần giữ ổn định sinh hoạt của trẻ như cho trẻ uống đủ nước, ngủ đủ giấc, vệ sinh mũi họng, giữ ấm cho trẻ, chú ý đeo khẩu trang nhằm tránh gió, bụi, giảm nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với trẻ hay người lớn đang bị bệnh hô hấp.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm