Chương trình 'Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam' đã giúp tăng đến 60% sản lượng hạt tiêu, tuân thủ các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của thị trường cao cấp.
60% sản lượng tiêu Việt Nam đáp ứng điều kiện xuất khẩu EU
Chương trình “Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam” đã giúp tăng đến 60% khối lượng hạt tiêu tuân thủ các yêu cầu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của thị trường cao cấp.
Dự án “Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam” do Liên minh châu Âu (EU) và IDH tài trợ, được thực hiện trong giai đoạn 2021-2023 tại 3 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai. Qua 3 năm triển khai, dự án đã giúp tăng đến 60% khối lượng hạt tiêu tuân thủ các yêu cầu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của thị trường cao cấp và giá trị tiêu xuất khẩu được chứng nhận năm 2023 ước đạt 600 triệu USD.
Phỏng vấn: Bà NGUYỄN THỊ QUYÊN, Giám đốc Chương trình gia vị Việt Nam, Tổ chức IDH
IDH bắt đầu hỗ trợ ngành hồ tiêu Việt Nam từ năm 2018 và công việc đầu tiên chúng tôi làm là huy động sự đồng hành và vào cuộc của khối công, khối tư và các tổ chức xã hội để thảo luận các thách thức của ngành trên một bình diện rộng ở cấp độ cảnh quan. Bên cạnh đó, những thông tin về thị trường được IDH tới các cơ quan tại Việt Nam để thông qua đó có sự thảo luận về giải pháp mà đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh ngành hồ tiêu Việt Nam trong nhiều năm giữ vị thế là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới.
Phương pháp tiếp cận cảnh quan của IDH tạo ra một các sân chơi, ở đó khối công, khối tư và đặc biệt là các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội có cơ hội để cùng ngồi lại với nhau thảo luận và đưa ra những kế hoạch chung. Qua đó các bên cũng sẽ cam kết đóng góp những nguồn lực và hỗ trợ của mình trong việc hiện thực hóa kế hoạch chung đó. Định kỳ, kết quả thực hiện sẽ được rà soát để cập nhật so với các yêu cầu, đòi hỏi và xu hướng mới của thị trường để có những điều chỉnh trong sản xuất thích ứng với xu thế mới của thị trường.
Dự án có đã góp phần giảm 98% việc sử dụng thuốc BVTV cấm, đặc biệt là các loại thuốc diệt cỏ, nấm và côn trùng trong bối cảnh thị trường cảnh báo tồn dư ở mức cao; Cải thiện đời sống cho gần 8.000 hộ trồng tiêu trên diện tích 8.500ha ở Tây Nguyên.
Dự án cũng huy động sự tham gia của 12 doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu Việt Nam; 7 nhà mua cuối đã cam kết đồng hành và thống nhất đóng góp vào mục tiêu chung của ngành hồ tiêu, tăng cường sản xuất và thương mại hồ tiêu bền vững.
Phỏng vấn: Bà HOÀNG THỊ LIÊN, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam
Bản thân thị trường bây giờ ngày càng cạnh tranh khốc liệt và các sự cạnh tranh rất khắt khe từ nguồn cung của các nước có lợi thế trồng như Việt Nam và các cây gia vị khác thì bắt buộc doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều. Trong bối cảnh thị trường hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt cho nên lợi nhuận cũng bị san sẻ đi và sẽ bị giảm, cho nên làm sao chúng ta có thể liên kết mô hình, tăng cường xây dựng được liên kết mô hình sản xuất bền vững, chặt chẽ thì sẽ loại bỏ được những chi phí qua trung gian để làm sao giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thì cũng sẽ có lợi nhuận san sẻ lại cho bà con và dùng để quay vòng tái đầu tư một phần lại cho vùng nguyên liệu của bà con thì như vậy chuyện song hành giữa bà con và người xuất khẩu nó sẽ được bền vững và đấy là yếu tố quyết định cho sự thành công của ngành hàng đứng về mặt chiến lược lâu dài.
Trước đây việc phát triển hồ tiêu quá nhanh nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngành hồ tiêu của Việt Nam phải đối mặt với việc mất khả năng cạnh tranh quốc tế về chất lượng và giá cả. Việc này đã ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ dân trồng hồ tiêu. Dự án đã giúp tạo nên sự thay đổi thực sự bền vững trong sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên quy mô lớn, từ đó phát triển ngành hàng bền vững.