Tỉnh Bắc Kạn đầu tư gần 230 tỷ đồng thực hiện dự án hỗ trợ phát triển trồng cây dược liệu quý tại huyện Ba Bể, giúp người dân giảm nghèo bền vững.
Đầu tư 230 tỷ đồng lập vùng trồng dược liệu tập trung đạt chuẩn GACP-WHO
Tỉnh Bắc Kạn đầu tư gần 230 tỷ đồng thực hiện dự án hỗ trợ phát triển trồng cây dược liệu quý tại huyện Ba Bể, giúp người dân giảm nghèo bền vững.
Đây là thửa ruộng rộng 1.300m2 của bà Sằm Thị Lịch, trước đây gia đình được sử dụng để trồng ngô nhưng do thường xuyên thiếu nước nên mỗi năm thu hoạch chẳng được là bao. Được chính quyền xã, thôn tuyên truyền bà Lịch quyết định chuyển toàn bộ diện tích sang trồng cây cà gai leo.
Phỏng vấn: Bà Sằm Thị Lịch, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn: “Thấy các bác Bí thư ở trong thôn cũng đi thăm quan các mô hình ở huyện Na Rì, và cho biết mỗi năm 1.000m2 cũng cho thu hoạch được 8kg, tính ra cũng được nhiều tiền, nên là tất cả tập trung vào cùng làm” 25s
Tỉnh Bắc Kạn có hơn 1.000 loại cây dược liệu, thời gian gần đây, một số dự án bảo tồn và phát triển cây dược liệu được triển khai cho kết quả khả quan. Phát huy lợi thế sẵn có, năm 2024, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn thực hiện dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể.
Dự án gồm các hạng mục, nhà máy chế biến, phát triển vùng nguyên liệu tại 8 xã thuộc huyện Ba Bể. Tổng quy mô dự án 225ha, Trong tổng số 225ha, trong đó có 70ha vùng trồng dược liệu tập trung, ứng dụng công nghệ cao và hơn 150ha khác đạt chuẩn GACP-WHO.
Dự án này sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay tín dụng chính sách của Trung ương và địa phương, vốn xã hội hóa và nguồn lực hợp pháp khác. Tổng mức đầu tư dự án từ nay đến năm 2025 là 229 tỷ đồng.
Phỏng vấn: Bà Đặng Thị Anh Thơ, Bí thư Đảng uỷ xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn:
“Chúng tôi cũng xác định đây là một trong những mô hình để giúp bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là trên những diện tích đất sản xuất mà không chủ động nguồn nước, sản xuất ngô lúa kém hiệu quả. Khi mà tham quan học tập mô hình ở huyện bạn, thì cũng được tiếp cận và được trao đổi với người dân sản xuất về cây dược liệu là cây cà gai leo, thì đánh giá là hiệu quả kinh tế so với sản xuất lúa ngô cao hơn rất nhiều” 30s
Mục tiêu quan trọng của dự án này nhằm hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu trên cơ sở liên kết người dân, doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học. Ngoài ra dự án sẽ thành lập 10 hợp tác xã sản xuất và sơ chế dược liệu, hỗ trợ hình thành chuỗi liên kết với 1.000 hộ, qua đó giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án từ 3-5%/năm.