| Hotline: 0983.970.780

Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Thứ Sáu 29/03/2024 , 08:00 (GMT+7)

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Được vay vốn 48 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, năm 2022, anh Lý Văn Tân ở xã Yên Phong (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đầu tư nuôi 30 con dúi sinh sản.

Dúi nuôi từ 7 đến 8 tháng sẽ bắt đầu sinh sản. Dúi cái trưởng thành mỗi năm sinh 3 lứa, mỗi lứa 3 đến 5 con. Dúi tầm 5 tháng tuổi có thể bán làm con giống, mỗi cặp dúi giống có giá 1,5 triệu đồng.

Ông Lý Văn Tân cho biết, nuôi dúi chi phí đầu tư ban đầu thấp nên phù hợp với nhiều nông hộ ở khu vực nông thôn. Ảnh: Đình Hợi. 

Ông Lý Văn Tân cho biết, nuôi dúi chi phí đầu tư ban đầu thấp nên phù hợp với nhiều nông hộ ở khu vực nông thôn. Ảnh: Đình Hợi. 

Theo anh Tân, để nuôi dúi thành công, người nuôi phải kiên trì, thường xuyên theo dõi sự phát triển của dúi. Dúi rất dễ bị bệnh nếu chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn cũng phải kiểm tra kỹ lưỡng vì dúi rất dễ bị bệnh đường tiêu hóa.

“Nuôi dúi không tốn kém chi phí xây chuồng trại, nguồn thức ăn chủ yếu là những cây sẵn có tại địa phương như tre, mía, sắn, bí đỏ... nên chi phí thấp, do đó tỷ lệ sinh lời cũng cao hơn”, anh Tân chia sẻ.

Sau mỗi lứa dúi đẻ, do diện tích chuồng trại hẹp, anh Tân chỉ giữ lại từ 50 đến 70 con để nuôi bán thương phẩm. Chuồng nuôi dúi khá đơn giản, sử dụng tấm gạch men ghép lại thành từng ô hình vuông 60cm x 60cm. Chuồng làm bằng gạch men giúp giữ được sự khô ráo, sạch sẽ, đàn dúi phát triển thuận lợi.

Dúi nuôi 8 tháng sẽ đạt trọng lượng 1,5 đến 2kg, hiện nay, giá dúi thương phẩm dao động 400.000 - 500.000 đồng/kg, dúi nuôi càng lâu thịt càng săn chắc, thơm ngon, bán được giá cao.

Giá dúi ổn định trong nhiều năm gần đây giúp nhiều hộ ở xã Yên Phong thoát nghèo. Ảnh: Đình Hợi. 

Giá dúi ổn định trong nhiều năm gần đây giúp nhiều hộ ở xã Yên Phong thoát nghèo. Ảnh: Đình Hợi. 

Hiện nay, việc tiêu thụ dúi giống và dúi thương phẩm đang khá thuận lợi, thương lái và người dân đến mua tận nơi. Mỗi năm anh Tân có thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng từ việc bán dúi.

Theo nhiều người nuôi dúi có kinh nghiệm, buổi sáng người nuôi cần kiểm tra chuồng trại xem dúi đi phân khô hay ướt vì úi hay bị bệnh đường tiêu hóa nếu thức ăn bị ướt. Do đó phải kiểm tra nguồn thức ăn thường xuyên, chuồng trại luôn khô ráo, không được để lọt ánh sáng trực tiếp vào nơi nuôi.

Khi trời nắng nóng cần sử dụng thêm hệ thống phun nước trên mái chuồng giúp chống nóng kết hợp với quạt công suất lớn để giảm nhiệt chuồng nuôi. Dúi thuộc loài gặm nhấm nên không nuôi nhốt chung cả đàn, tối đa chỉ 2 con/chuồng. Khi trưởng thành, dúi thương phẩm có thể tách riêng 1 con/chuồng.

Từ một số hộ chăn nuôi hiệu quả, đến nay xã Yên Phong đã có khoảng 100 hộ nuôi dúi. Ngoài bà con nuôi tự phát, hiện Hội Nông dân xã Yên Phong cũng đã hỗ trợ thành lập tổ hợp tác nuôi dúi, tiến tới nhân rộng mô hình.

Mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh tại Bắc Kạn. Ảnh: Đình Hợi. 

Mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh tại Bắc Kạn. Ảnh: Đình Hợi. 

Theo bà Nguyễn Thị Bích Thu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Phong, để phát triển kinh tế, nhiều nông hộ chọn mô hình nuôi dúi. Đây là hướng đi mới trong phát triển kinh tế tại địa phương. Hiện nay cấp hội đang khuyến khích bà con trên địa bàn mở rộng mô hình, xây dựng chuỗi liên kết để đảm bảo đầu ra.

“Năm 2022, Hội Nông dân xã giải ngân nguồn vốn vay 480 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cho 10 hộ dân thực hiện mô hình nuôi dúi. Năm 2023, Hội Nông dân huyện Chợ Đồn tiếp tục hỗ trợ 100 triệu đồng cho 5 hộ vay vốn để nhân rộng mô hình này. Hội Nông dân xã cũng đang tích cực chuyển giao kỹ thuật cho các hội viên nuôi dúi. Qua đánh giá, mô hình nuôi dúi cho hiệu quả kinh tế khá, giúp một số hộ vươn lên thoát nghèo”, bà Thu cho biết thêm.

Khảo sát tại tỉnh Bắc Kạn cho thấy, hiện nay các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên các hộ nuôi cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.