Từ nguy cơ bị tuyệt chủng, giống gà Mã Đà đang được Trung tâm Vigova nhân nuôi, trở thành sinh vật cảnh có tiềm năng hoặc vật nuôi đặc sản giá trị kinh tế cao.
Giống gà Mã Đà đẹp mắt, hướng đi mới cho ngành chăn nuôi Đồng Nai
Từ nguy cơ bị tuyệt chủng, giống gà Mã Đà đang được Trung tâm Vigova nhân nuôi, giới thiệu trở thành sinh vật cảnh có tiềm năng hoặc vật nuôi đặc sản với giá trị kinh tế cao.
Đây là đàn gà Mã Đà hơn 200 con, đang được nuôi tại trang trại nông hộ của trung tâm Vigova. Gà Mã Đà có đặc điểm lông trắng, da đen và là giống gà bản địa của Đồng Nai đang có nguy cơ tuyệt chủng. Từ 2018, nhận thấy giống gà Mã Đà có nguồn gen quý và tiềm năng phát triển, Trung tâm Vigova đã mua lại giống bố mẹ của người dân và nghiên cứu bảo tồn.
Phỏng vấn anh Trần Văn Dũng, Chủ cơ sở gia cầm Miền Nam, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai: Mình thấy nó là độc lạ này và nó ăn ít, chống chọi bệnh tật tốt và thịt rất chi là ngon. Con gà Mã Đà này mà con gà trưởng thành rồi thì nó ăn chỉ có trên dưới 30 gram/ ngày. Ví dụ như con gà Hắc Phong hay con gà ác thì nó cũng phải từ 100 gram/ ngày nhưng mà con này nó ăn chỉ hết 30 %.
Với ngoại hình đặc biệt, giống gà Mã Đà có nhiều cơ hội mới cho ngành chăn nuôi Đồng Nai, nhất là chăn nuôi nông hộ. Điều này phù hợp với bối cảnh chăn nuôi nông hộ đang phải đối mặt với nhiều thức thách. Trung tâm Vigova cũng mong muốn của sẽ nhân rộng mô hình nuôi con Mã Đà trong cộng đồng để bảo tồn nguồn gen quý này được hiệu quả hơn, nhưng đồng thời đem lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Phỏng vấn TS Hoàng Tiến Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA: Nhóm nghiên cứu cũng đã theo dõi các cái chỉ tiêu thông thường và đánh giá có sự khác biệt so với các cái nhóm khác của địa phương. Đặc biệt là ngoại hình của nó rất khác biệt, có thể nuôi theo đồng thời hai hướng: Một là sinh vật cảnh, bởi vì cái ngoại hình rất khác lạ và rất là đẹp mắt. Thứ hai nữa là chúng tôi cũng đã ăn thử thì chất lượng thịt và chất lượng trứng rất là ngon. Định hướng tới đây là nếu mà mà với sự hỗ trợ thêm kinh phí của Trung ương cũng như của địa phương hay là có có nguồn ngân sách tài trợ thì trung tâm sẽ mạnh dạn là mở rộng quy mô chuồng trại và gắn kết với địa phương để để tăng quy mô đàn.
Mới đây, đại diện Sở NN-PTNT Đồng Nai cũng đã đến thăm quan mô hình nuôi bảo tồn giống gà Mã Đà này. Giống gà này được các bên đánh giá có tiềm năng lớn và phù hợp với định hướng chăn nuôi của tỉnh. Thế nhưng, để con gà Mã Đà được nuôi nhân rộng và sớm bán ra thị trường thì các bên cần phải có những bước xây dựng phát triển bền vững, có hướng đi lâu dài.
Phỏng vấn ông Nguyễn Chí Hiền, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Đồng Nai: Đây là cái giống giống đặc sản bản địa của Đồng Nai. Thì hướng đi rất là là khả quan, cho nêu là nếu được tiếp tục đầu tư về kinh phí cũng như là hỗ trợ của các cơ quan chức năng để phát triển và nhân rộng giống gà này trên toàn địa bàn các tỉnh Đồng Nai. Chúng tôi sẽ tiếp tục xảy ra đăng ký thực hiện đề tài khoa học công nghệ về bảo tồn gene cũng như là đi theo cái hướng làm dự án để nhân rộng giống gà này ra, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, truy xuất nguồn gốc. Cuối cùng là có thể đăng ký thành một sản phẩm OCOP của Đồng Nai.