Các khảo sát bẫy ảnh trong hệ sinh thái rừng khô hạn ven biển ở Vườn quốc gia Núi Chúa đã phát hiện được 4 quần thể cheo cheo độc lập còn tồn tại ngoài tự nhiên sau gần 30 năm 'mất tích' tại Việt Nam.
Bẫy ảnh ghi khoảnh khắc cheo cheo lưng bạc xuất hiện sau 30 năm ‘mất tích’
Các khảo sát bẫy ảnh trong hệ sinh thái rừng khô hạn ven biển ở Vườn quốc gia Núi Chúa đã phát hiện được 4 quần thể cheo cheo độc lập còn tồn tại ngoài tự nhiên sau gần 30 năm 'mất tích' tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia, cheo cheo lưng bạc là loài thú móng guốc nhỏ nhất Việt Nam. Loài này chỉ được biết đến qua các mẫu vật do các nhà tự nhiên học nước ngoài thu thập ở Khánh Hòa (năm 1906 và 1910) và Gia Lai (năm 1990).
Ông Trần Văn Tiếp - giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa - cho biết cheo cheo lưng bạc được phát hiện ngoài tự nhiên năm 2018.
Đây là phát hiện đa dạng sinh học quan trọng bởi loài thú này đã được một số chuyên gia quốc tế nghi ngờ khả năng tồn tại ngoài tự nhiên sau khi "mất tích" ở Việt Nam gần 30 năm.
Phát hiện không những chứng thực tầm quan trọng của sinh cảnh rừng khô hạn ven biển ở Vườn quốc gia Núi Chúa, mà còn thể hiện giá trị của công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực này.
Các khảo sát bẫy ảnh trong hệ sinh thái rừng khô ven biển Nam Trung Bộ đã phát hiện được 4 quần thể cheo cheo độc lập khác.