Từ loài cá tự nhiên, cá bống bớp được người dân Nghĩa Hưng thuần hóa thành loài đặc sản có một không hai, mang lại nguồn lợi lớn cho người dân ven biển Nghĩa Hưng.
Với trên 20km bờ biển, huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) có vùng bãi bồi rộng lớn với nguồn phù sa bất tận của 2 cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy. Nơi đây nằm trong Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Thiên nhiên đã ban tặng cho Nghĩa Hưng một Hệ sinh thái rừng ngập mặn trù phú là nơi trú ngụ sinh sản của các loài thuỷ hải sản và cung cấp nguồn lợi thuỷ sản với 500 loài động thực vật thuỷ sinh và cỏ biển có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá, ngao, vạng, sò, cá tráp, rong câu chỉ vàng.v.v.... Trong đó phải kể đến cá bống bớp đã trở thành biểu tượng của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Loài cá này sinh sống tự nhiên ở ngoài biển và được người dân xóm Chùa, xã Nghĩa Thắng đem về thuần hóa thành loài nước lợ và với nguồn phù sa màu mỡ đã giúp người dân nơi đây có thể nuôi vỗ loài cá này đạt được kích thước khủng gần 100g/con và có giá trị dinh dưỡng cao.
Từng đầu tư phát triển trại nuôi cua từ năm 1998 nhưng không hiệu quả, ông Nguyễn Văn Sơn hay còn gọi là “Vua cá bống bớp” chủ của cơ sở sản xuất và thu mua cá bống Sơn Nguyệt nhận thấy nuôi cá bống bớp khá thuận lợi, thị trường tiêu thụ cũng dễ dàng. Bởi, cá bống bớp là đặc sản của địa phương. Thức ăn của chúng là cá quẫn, cá tạp xay nhỏ, không sử dụng cám công nghiệp nên chất lượng thịt rất ngon và lành. Đứng lên từ thất bại, ông đã quy hoạch ao nuôi cá bống bớp bài bản, bờ ao chắc chắn, không rò rỉ và cẩn thận điều chỉnh đo đếm dư lượng thức ăn, thuốc thú y. Để có thể nuôi thành công cá bống bớp thương phẩm. Điều đầu tiên là đất của của khu vực này pha đá vôi, giàu khoáng chất. Thứ hai nữa là cái giao nhau giữa cửa biển và cửa sông rất là thuận tiện, nên là cá bống bớp phát triển rất nhanh. Thời gian phát triển từ cá giống đến đến kích cỡ xuất khẩu được vào khoảng tầm 11 - 12 tháng là đạt đủ kích cỡ, tầm 8 - 10 con trên một cân là đủ điều kiện để xuất bán.
Khu vực Cồn Xanh khi xưa vốn là vùng đất bãi bồi hoang hóa lại nằm ngay sát cửa sông Đáy nên chất lượng đất cũng như các loại khoáng chất rất phù hợp để cá bống bớp phát triển đến kích cỡ khủng và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt, sau khi khu vực phía ngoài đê các vùng trồng rừng ngập mặn của Dự án PAM thành hình đã trở thành nơi cư ngụ của các loài cá quẫn, cá tạp là nguồn thức ăn chính của cá bống bớp cũng như là bức “thành đồng” vững chắc trước thiên tai khiến bà con nơi đây yên tâm sản xuất và biến khu vực này trở thành vùng nuôi chủ lực của loài thủy sản này.