Nông nghiệp tăng trưởng 2,45% so với cùng kỳ. Các tỉnh miền Trung chủ động ứng phó mưa lũ trái mùa. Giá tiêu xuất khẩu giảm 10 USD/tấn. 5,8 triệu nông hộ đã được đào tạo kỹ năng số.
Theo số liệu kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước - GDP quý I ước tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó nông nghiệp tăng trưởng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng góp 5,76% vào mứcnông nghiệp tăng trưởng chung.Tổng cục trưởng Thống kê Nguyễn Thị Hương cho rằng, sản xuất ngành nông nghiệp Quý I/2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi; hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản khôi phục mạnh mẽ;nông nghiệp tăng trưởng giá cá tra tăng cao về mức kỷ lục năm 2018 sau hơn hai năm liên tiếp ở mức thấp.Tuy nhiên, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp được dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như giá xăng dầu, phân bón, vật tư nông nghiệp,… tăng cao, tạo ra thách thức lớn đối với hoạt động, sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ MƯA LŨ TRÁI MÙA
Ngày 30/3, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai ban hành văn bản gửi các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Bình Thuận về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 31/3 đến ngày 2/4, khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa to đến rất to; trên các sông từ Quảng Bình đến Bình Định có khả năng xuất hiện một đợt lũ với đỉnh lũ trên các sông lên mức báo động 1; riêng các sông Quảng Ngãi lên mức báo động 1-báo động 2. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị.
Đây là đợt mưa lũ trái mùa, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo mưa lũ, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền và người dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.
GIÁ TIÊU XUẤT KHẨU GIẢM 10 USD/TẤN
Hiệp hội Hồ tiêu thế giới vừa điều chỉnh niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam giảm 10 USD/tấn. Đây là lần giảm đầu tiên trong tháng 3 đối với hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam.
Trong khi đó, thị trường hồ tiêu trong nước liên tiếp đi ngang trong nhiều ngày qua và duy trì quanh mức 77.500 - 80.000 đồng/kg. So với ngày đầu tiên của tháng 3, giá tiêu trong nước đã giảm tới 2.500 - 3.000 đồng/kg. Giới chuyên gia nhận định, thị trường hồ tiêu chỉ có thể tăng mua từ đầu tháng 4 do các nhà nhập khẩu vẫn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá giảm.
5,8 TRIỆU NÔNG HỘ ĐÃ ĐƯỢC ĐÀO TẠO KỸ NĂNG SỐ
Để tăng hiệu quả đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, gia tăng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn năm 2022.Trong đó nêu rõ mục tiêu năm 2022 sẽ có 10 triệu tài khoản của các nông hộ được tạo trên các sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ Sò, 100% sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí 3 sao của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đưa lên sàn thương mại điện tử.Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến ngày 21/3, cả nước đã có hơn 5,8 triệu hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số. Trong đó, gần 2,3 triệu hộ ở miền Bắc, hơn 1,8 triệu hộ ở miền Trung và hơn 1,6 triệu hộ ở miền Nam.