| Hotline: 0983.970.780

Syngenta sản xuất thành công giống lúa mì lai

Thứ Ba 03/01/2023 , 09:42 (GMT+7)

Một giống lúa mì lai mới do công ty Syngenta phát triển hiện đang chuẩn bị bán cho nông dân Mỹ, có thể giúp xua tan những lo ngại về cây trồng biến đổi gen.

Các lô lúa mì lai thử nghiệm được trồng tại trại nghiên cứu của công ty công nghệ sinh học Syngenta ở gần thành phố Junction, bang Kansas. Ảnh: Dave Kaup

Các lô lúa mì lai thử nghiệm được trồng tại trại nghiên cứu của công ty công nghệ sinh học Syngenta ở gần thành phố Junction, bang Kansas. Ảnh: Dave Kaup

Giống lúa mì lai mới được quảng bá trong bối cảnh các công ty hạt giống trên toàn thế giới đang tìm cách gia tăng sản lượng lương thực do nguồn cung cấp ngũ cốc tòa cầu đang sụt giảm, đe dọa mất an ninh lương thực.

“Theo đó,giống lúa mì lai được phát triển bởi công ty nông nghiệp Syngenta thuộc sở hữu của Trung Quốc. Sản phẩm hạt lai được tạo ra mà không cần kỹ thuật di truyền. Dự kiến, những hạt giống lúa mì lai đầu tiên sẽ được gieo sạ trên diện tích từ 2.000 đến 2.800 ha đất nông nghiệp của Mỹ vào năm tới”, theo hãng tin Reuters.

Được biết hai “ông lớn” hóa chất của Đức là BASF và Bayer cũng đang lên kế hoạch tung ra thị trường loại lúa mì lai của riêng họ trong tương lai.

Lúa mì lai được tạo ra như thế nào?

Các nhà khoa học đã chọn tạo ra giống lúa mì lai mới bằng cách tước đi khả năng tự thụ phấn tự nhiên của cây trồng. Thay vào đó, cây lúa mì cái được thụ phấn bởi cây đực của một dòng khác trên đồng ruộng. Mục tiêu của quy trình này là tạo ra những hạt giống có thể tạo ra những vụ mùa lớn hơn, năng suất cao và chống chịu tốt hơn đối với các loại hình thời tiết, môi trường khắc nghiệt. Cây cái được thụ phấn tạo ra một loại cây lai mới.

Theo các chuyên gia, việc sử dụng công nghệ lai tạo này cho phép các nhà lai tạo chọn lọc ra các yếu tố tốt nhất từ ​​hai hạt giống bố mẹ để tạo ra hạt giống mới chứa các đặc tính tốt nhất của cả hai.

Các nhà lai tạo cho biết, khi các công ty hạt giống sản xuất hạt giống lúa mì lai, một số cây cái thường không được thụ tinh (giao tử đực gặp giao tử cái hay noãn phát triển thành phôi để tạo ra thế hệ con) vì chúng phụ thuộc vào những cơn gió khó đoán để mang phấn hoa. Phấn hoa là một chất được tạo ra bởi thực vật khi chúng sinh sản.

Trong một số mùa vụ, phấn hoa được phát tán vào không khí và mang đến các cây khác để được thụ tinh. Các nhà sản xuất cho biết, quá trình thụ tinh của mỗi cây chắc chắn hơn trong quá trình tự thụ phấn tự nhiên của lúa mì.

Cây trồng lai phổ biến ra sao?

Trên thế giới, nông dân đã trồng các giống ngô lai từ những năm 1930. Sự phát triển này đã cải thiện kích thước cây trồng, được gọi là năng suất, bằng cách tăng sức đề kháng của cây đối với những vấn đề tiêu cực như côn trùng và bệnh tật. Các loại rau củ quả khác như hành, rau bina và cà chua cũng được trồng từ hạt giống lai.

Các công ty hạt giống cho biết, họ đã sử dụng kinh nghiệm phát triển ngô lai và lúa mạch để phát triển lúa mì lai. Theo thống kê, năng suất ngô trung bình đã tăng 600 phần trăm từ năm 1930 đến giữa những năm 1990. Kết quả này một phần được hỗ trợ bởi công nghệ lai tạo. Theo ghi nhận của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năng suất lúa mì đã tăng gấp hai lần rưỡi trong cùng thời gian trên.

Các nhà nghiên cứu cho biết, lúa mì lai mất nhiều thời gian hơn để đưa ra thị trường vì quá trình phát triển tốn kém và phức tạp hơn. Tuy nhiên điều quan trọng là làm sao phải tăng được năng suất lúa mì, trong khi tránh bị “gắn mác” với sự phát triển của cây trồng biến đổi gen (GMO). Lúa mì biến đổi gen chưa bao giờ được trồng cho mục đích công nghiệp vì lo ngại rằng nó có thể tạo ra các chất gây dị ứng hoặc độc tố.

Hiện lúa mì được sử dụng để làm ra nhiều loại thực phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người trên toàn thế giới.

Ông Dave Hankey, chủ sở hữu Công ty hạt giống Hankey ở Park River, bang Bắc Dakota (Mỹ) chia sẻ: “Do có khả năng chống chịu lại những vật liệu biến đổi gen, giống lúa mì lai mới sẽ được coi là tốt hơn và an toàn hơn. Tôi tin rằng, điều này chắc chắn sẽ làm gia tăng nhận thức của công chúng”.

(Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.