Chàng trai khuyết tật nuôi gà lai chọi, thu nhập 30-50 triệu đồng/tháng. ĐBSCL chỉ đủ lượng cát khai thác trong 10 năm tới. Giá đường quay đầu giảm. Độc lạ: Cây xoài cổ thụ hơn 300 năm tuổi lớn nhất vùng ĐBSCL.
Anh Nguyễn Văn Huy mặc dù mắc bệnh viêm cột sống dính khớp, đi lại khó khăn (bệnh không thể chữa khỏi), nhưng với nghị lực và quyết tâm, chàng trai khuyết tật đã thành công với mô hình nuôi gà lai chọi tại xã Đông Minh (Thanh Hóa) sau nhiều năm nhiêu cứu, học hỏi, thực hiện mô hình. Gần chục năm nuôi gà lai chọi, đến nay, quy mô trang trại của vợ chồng anh Huy khoảng 500 con gà lai chọi bố mẹ, ngoài ra anh còn liên kết nuôi 3.000 con gà với 20 hộ dân ở địa phương.
Trung bình mỗi tháng, anh xuất ra thị trường khoảng 15.000 con gà giống. Trừ hết chi phí anh có thu nhập 30-50 triệu đồng mỗi tháng, bình quân mỗi năm anh thu về 300-500 triệu đồng.
Ngoài phát triển kinh tế tốt, trang trại gà của gia đình anh Huy còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho nhiều lao lao động với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Anh Huy là điển hình cho tấm gương người khuyết tật vươn lên làm giàu tại địa phương.
ĐBSCL CHỈ ĐỦ LƯỢNG CÁT KHAI THÁC TRONG 10 NĂM TỚI
Thanh Thủy khai thác
Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam phối hợp Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, trữ lượng ngân hàng cát ở miền Tây nước ta hiện âm 42,3 triệu m3. Trong khi đó, để dòng sông duy trì được trạng thái cân bằng (không gây sạt lở), trữ lượng cho ngân hàng cát phải dương hoặc bằng 0. Cũng theo kết quả nghiên cứu, tổng trữ lượng cát đáy sông hiện tại ở ĐBSCL là 367-550 triệu m3. Lượng cát này được tích lũy qua hàng trăm năm, giúp duy trì tính ổn định cho hình thái sông. Nếu duy trì mức độ khai thác như hiện tại thì lượng cát chỉ đủ để khai thác đến trước năm 2035. Trong khi đó, các công trình trọng điểm ở ĐBSCL đang căng thẳng vì thiếu cát.
Giá đường quay đầu giảm
Thanh Thủy khai thác
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 25 - 30/9, giá đường quay đầu giảm sau khi đã chạm mức cao nhất trong 12 năm. Cụ thể, giá đường 11 giảm 2,93% trong tuần qua, MXV cho biết lực bán chốt lời kết hợp cùng nguồn cung tích cực tại Brazil khiến giá không thể duy trì đà tăng sang tuần thứ 6 liên tiếp và mất đi mức giá cao nhất trong 12 năm. Tuy nhiên, lo ngại về sản lượng đường ở mức thấp tại Ấn Độ và Thái Lan, đặc biệt là nguy cơ cấm xuất khẩu đường niên vụ 2023/24 của Ấn Độ khiến giá đường 11 dù đã giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao. Ở thị trường nội địa, giá đường trong nước tăng mạnh từ 18.200 đồng/kg lên trên 20.000 đồng/kg (từ cuối tháng 3/2023) và duy trì ở mức cao này cho đến thời điểm hiện nay, trong bối cảnh giá đường thế giới vượt đỉnh 10 năm. Niên vụ 2023/2024, thị trường đường được dự báo vẫn duy trì nhiều điểm tích cực. Trong đó, diện tích trồng vụ Đông Xuân niên vụ 2022/2023 ở một số nhà máy đường đã tăng so với cùng kỳ năm trước.
Độc lạ: Cây xoài cổ thụ hơn 300 năm tuổi lớn nhất vùng ĐBSCL
Văn Vũ sx
Cây Xoài cổ thụ thuộc địa phận ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, được xem là cây xoài lớn nhất vùng ĐBSCL. Năm 2015, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận đây là cây di sản Việt Nam.
Là người đang trực tiếp giữ gìn và chăm sóc cây xoài, ông La Văn Lự cho biết, cây xoài có chiều cao 20m, tán lá tỏa rộng trên 300m2, gốc xoài to “6 người ôm”, hàng năm xoài ra hoa và rất sai trái, đến mùa xoài chín, hương thơm lan tỏa khắp cả một vùng.
Hiện nay, cây xoài cổ thụ đang được TP. Bạc Liêu chăm sóc, bảo tồn và phục vụ khách du lịch đến tham quan. Cây xoài thuộc quyền sở hữu, quản lý của Ban trị sự miếu Huyền Thiên Thượng Đế, thuộc ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.