Ông Võ Hoài Phong ở TP.HCM nghiên cứu ra hệ thống xử lý rác thải, lắp đặt tại Tiền Giang để xử lý mỗi ngày 20 tấn rác tổng hợp thành 5 đến 7 tấn phân bón hữu cơ.
Sáng chế hệ thống xử lí rác thải thành phân bón hữu cơ
Chứng kiến các bãi rác nhiều nơi xuất hiện ngày càng nhiều, ngày càng phình to, gây ô nhiễm nặng môi trường nên ông Võ Hoài Phong ở phường 4, quận 8, TP.HCM nghiên cứu mô hình nhà máy xử lý rác tuần hoàn theo kiểu mi-ni, hệ thống có kinh phí khoảng 20 tỷ đồng được ông Phong lắp ráp từ năm 2023, có công dụng xử lí rác thải thành phân hữu cơ.
Phát biểu Ông VÕ HOÀI PHONG - Phường 4, quận 8, TP.HCM
“Máy của tôi đầu tiên nó phân loại rác hữu cơ ra trước, còn lại là vô cơ hỗn hợp sẽ vô hầm rửa và nhiều quy trình….”
Ông Võ Hoài Phong cho biết mỗi ngày hệ thống có thể xử lý đến 20 tấn rác để cho ra 200 - 300 lít nhiên liệu và nguyên liệu để chế biến từ 5 - 7 tấn phân bón hữu cơ. Hiện tại hệ thống đã xử lí thành công bãi rác xã Long Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, hết mùi hôi, trong thời gian tới sẽ tiếp tục xử lí các bãi rác khác tại ĐBSCL.
Ông VÕ HOÀI PHONG - Phường 4, quận 8, TP.HCM
“Đối với công nghệ này mình sẽ giải quyết được tất cả các loại rác sinh hoạt vừa vô cơ vữa hữu cơ, nhà máy mình không có khói và không có nước thải ra môi trường…”
Ông ĐỖ HOÀNG DŨNG - Phó Trưởng ấp Hòa Phú, xã Long Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
“Anh Phong đến đây xây dựng nhà máy xử lí rác thải nên hiện giờ ở đây không còn mùi hôi nữa…”
Theo đánh giá, Công nghệ của ông Phong có thể giải quyết tất cả các loại rác sinh hoạt như rác hữu cơ, vô cơ với nhiều ưu điểm thân thiện với môi trường bởi không mùi hôi thối, không ruồi nhặng, không khói, không tiếng ồn. Đặc biệt, cỗ máy rất nhỏ gọn, vận hành đơn giản và tốn rất ít nhân lực. Hiện, quy trình, công nghệ, thiết bị xử lý rác thải của ông Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chấp nhận đơn hợp lệ bảo hộ sáng chế.