Hợp tác xã nông nghiệp vùng ĐBSCL muốn phát triển bền vững thì phải cùng nhau phát triển, cùng nhau sản xuất, tạo ra chuỗi giá trị và phân chia hài hòa các lợi ích kinh tế
Định hướng phát triển Hợp tác xã nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL
Hợp tác xã là cùng nhau phát triển , cùng nhau sản xuất, tạo ra chuỗi giá trị và phân chia hài hòa các lợi ích kinh tế. Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Lê Minh Hoan tại Hội nghị “Định hướng phát triển Hợp tác xã nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”, do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức tại TP Vị Thanh, sáng 7/4.
Phát biểu Ông LÊ MINH HOAN – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
Tại hội nghị, các đại biểu nêu những khó khăn, hạn chế của hợp tác xã (HTX), những yêu cầu đặt ra để phát triển vùng nguyên liệu gắn với phát triển HTX nông nghiệp; đánh giá thực trạng và kết quả triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể gắn với xây dựng các chuỗi giá trị nông sản chủ lực của các địa phương; chia sẻ kinh nghiệm chỉ đạo của lãnh đạo các tỉnh về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua.
Phát biểu Bà NGUYỄN THỊ HẰNG – Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề
“Vai trò của nền kinh tế tập thể rất quan trọng để doanh nghiệp bao tiêu thu mua cho người nông dân thì các HTX thì điều đầu tiên phải tham gia vào HTX, có nền kinh tế tập thể làm trụ đỡ lúc đó sẽ tạo được vùng nguyên liệu, sẽ áp dụng được khoa học kỹ thuật ứng dụng được công nghệ cao trong vấn đề sản xuất”.
Phát biểu Tiến sĩ TRẦN MINH HẢI - Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp - phát triển nông thôn II (Bộ NN&PTNT)
“HTX thích ứng với biến đổi khí hậu từ việc thực hiện tổ chức sản xuất cho phù hợp với biến đổi khí hậu là đúng. Tuy nhiên chúng ta cần mở rộng ra nhiều lĩnh vực về thị trường, về sự tham gia của giới trẻ vào trong HTX ”
Tính đến hết năm 2022, vùng đồng bằng sông Cửu Long có 2.615 HTX nông nghiệp và 20 Liên hiệp HTX nông nghiệp, chiếm 13,4% tổng số HTX nông nghiệp toàn quốc. Đây là vùng có tỷ lệ HTX tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thành viên lớn nhất cả nước.
Tuy nhiên, năng lực của các HTX nông nghiệp trong vùng nhìn chung còn hạn chế nhiều mặt. Sự hỗ trợ của nhà nước cho HTX trong quản trị, xây dựng và thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh còn hạn chế.