Thu hút du khách đến với vùng đầm phá Tam Giang, nhiều mô hình du lịch gắn với nông nghiệp được hình thành cải thiện đời sống sinh kế của người dân.
Khai thác lợi thế vùng đầm phá Tam Giang để phát triển du lịch
Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế có đầm phá Tam Giang với diện tích 3.500ha mặt nước, gần 47 ha rừng ngập mặn tập trung. Với vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên hữu tình và nguồn lợi thủy sản pong phá, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động du lịch.
Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ du lịch cộng đồng Tam Giang, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế được thành lập vào tháng 12/2021 với kỳ vọng khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng đầm phá Tam Giang.
Việc thành lập HTX Dịch vụ du lịch cộng đồng Tam Giang có nhiệm vụ quan trọng trong việc khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương. Thông qua HTX, các thành viên tích lũy kinh nghiệm trong tổ chức các dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm đáp ứng nhu cầu du khách. Từng thành viên được kết nối với nhau và được tổ chức dịch vụ một cách bài bản hơn, có sự tác động, hỗ trợ lẫn nhau, tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Từ đó, tạo tâm lý an toàn và thoải mái cho du khách.
Pv: Chị NGUYỄN TỐ ANH
Du khách
“Sau một ngày trải nghiệm em thấy đây có nhiều loại hình như chèo súp, rừng ngập mặn và có thể kéo nò với người dân xung quanh. Cảm thấy rất tốt, môi trường rất trong sạch”.
P/v: Anh LÊ MẬU KHANG
Du khách
“Với hệ thống đầm phá Tam Giang này thì cho em trải nghiệm nguồn ẩm thực nơi đây rất phong phú. Các anh chị hướng dẫn viên cộng đồng ở đây, đặc biệt là chị Hiền đã cho em biết những kiến thức về đầm phá”.
Để nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, các thành viên HTX còn được đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ du lịch, được tư vấn mở rộng và phát triển thêm các loại hình dịch vụ mới. Trước mắt, HTX có từ 5 - 10 sản phẩm dịch vụ như: tham quan rừng ngập mặn, trải nghiệm các nghề đánh bắt thủy hải sản trên phá Tam Giang, chèo thuyền súp, văn hóa ẩm thực với các món ăn đặc sản, giới thiệu các sản phẩm đặc sản của địa phương, các trò chơi dân gian.
“Phát triển du lịch gắn với cộng đồng, chúng tôi cũng tập trung phát triển. Hiện nay mới thành lập HTX du lịch cộng đồng ở Ngư Mỹ Thạch và sắp tới cũng sẽ tiếp tục như vậy. Để chúng tôi có thể đa dạng hoá các sản phẩm du lịch gắn với phá Tam Giang, gắn với sản xuất du lịch. Từ đó đa dạng hoá sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng”.
Để thu hút du khách đến với vùng đầm phá Tam Giang, HTX còn tổ chức cho du khách tham quan làng Bích Họa, làng rau Thạnh Lợi, làng nghề mây tre đan, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện. Trong thời gian tới HTX tiếp tục đầu tư xây dựng đường hoa, hệ thống đèn chiếu sáng, các nhà chồ, vị trí dừng chân trên đầm phá Tam Giang
Điều đáng ghi nhận là một bộ phận người dân trước đây chỉ phụ thuộc vào nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản nay cải thiện đời sống nhờ tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch như sản xuất, kinh doanh hàng lưu niệm, hướng dẫn và đưa đón khách du lịch, kinh doanh, dịch vụ lưu trú. Hoạt động du lịch còn tạo cơ hội tiêu thụ hàng hóa và xây dựng các thương hiệu, nhãn hiệu, đặc biệt là các sản phẩm đặc trưng của địa phương.