Thay vì chế biến từ cá biển thông thường như hầu hết các loại nước mắm truyền thống, nước mắm sá sùng có hương vị và chất riêng của vùng đất huyện đảo Vân Đồn.
Từ bao đời nay, nước mắm truyền thống được làm từ cá đã trở thành gia vị không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình Việt.
Trên nền tảng của sản phẩm nước mắm truyền thống quê hương, một số doanh nghiệp, ngư dân và hợp tác xã ở huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh) đã sáng tạo ra một sản phẩm nước mắm đặc biệt nhờ kết hợp với đặc sản sá sùng khai thác trên vịnh Bái Tử Long.
Ông Hà Văn Ninh - Phó Phòng NN-PTNT huyện Vân Đồn:
Nhờ các chính sách hỗ trợ của địa phương, Công ty Vanbest tại huyện Vân Đồn là một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư xây dựng một nhà máy hiện đại chuyên chế biến và sản xuất nước mắm sá sùng Vân Đồn nổi tiếng ở Quảng Ninh.
Theo chia sẻ của lãnh đạo Công ty Vanbest, thứ nguyên liệu làm nên thương hiệu nước mắm nức tiếng ở Vân Đồn này chính là độ đạm và vị ngọt của sá sùng.
Cụ thể, sau khi được ủ chượp, một tỷ lệ sá sùng sẽ được đem rang khô, nghiền nhỏ, ngâm với nước mắm rồi qua quy trình lọc thô, lọc tinh. Nhờ đó, nước mắm sá sùng không những dậy mùi thơm ngon mà có độ đạm vượt trội so với nước mắm cá biển truyền thống khác.
Bà Cao Hồng Vân - Giám đốc Công ty Vanbest:
Nước mắm sá sùng sau khi thành thành phẩm có ưu điểm sẽ có màu vàng cánh gián, không đóng cặn và sóng sánh như mật ong. Đặc biệt là khi mở chai, thực khách dễ dàng cảm nhận vị thơm đặc trưng của nước mắm sá sùng.
Tất cả các sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền hiện đại, chiết rót đóng chai khép kín, mọi sản phẩm đều được kiểm tra khắt khe trước khi phân phối ra thị trường.
Hiện, thương hiệu nước mắm sá sùng Vân Đồn Vanbest đã được cơ quan quản lý an toàn, vệ sinh thực phẩm kiểm định các tiêu chuẩn ISO Quốc tế và hiện nay được đông đảo người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng.
Bà Nguyễn Thị Dung - Chủ nhà hàng Huyền Trang, TP. Hạ Long, Quảng Ninh
Hiện tại trong quá trình nấu ăn phục vụ khách trong tỉnh và khách du lịch, chúng tôi sử dụng nước mắm sá sùng Vân Đồn. Khách du lịch và khách ở đây khen món ăn rất ngon và đậm đà.
Không dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, hiện sản phẩm nước mắm sá sùng Vân Đồn đã sẵn sàng chinh phục các thị trường lớn khi đang hướng tới việc xuất khẩu.
Trong đó, Công ty Vanbest, với vai trò đầu tàu đang tiếp tục xây dựng, củng cố thương hiệu trở thành đơn vị uy tín đối với lĩnh vực sản xuất, chế biến các loại thủy hải sản đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh, trong đó có sản phẩm nước mắm sá sùng tạo nền tảng và động lực đưa những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Bà Cao Hồng Vân - Giám đốc Công ty VanBest
Chúng tôi luôn đau đáu ở việc có được sản phẩm tốt rồi phải làm sao để quảng bá sản phẩm của vùng biển Vân Đồn đến người tiêu dùng trên toàn quốc và tiến tới là xuất khẩu, để mang đặc sản quốc hồn, quốc túy của Việt Nam giới thiệu đến các quốc gia trên thế giới. Để chuẩn bị cho việc đó, chúng tôi đã đăng ký và có giấy chứng nhận nhãn hiệu, thương hiệu trên 16 quốc gia.
Tuy nhiên, trước khi nghĩ tới xuất khẩu, việc đầu tiên cần làm hiện nay với các cơ quan chức năng là cần phải có phương án bảo tồn loài sá sùng tại khu vực Vân Đồn nói riêng và các vùng có sá sùng khác trên cả nước nói chung.
Ông Hoàng Huy Sầm – Phó Chủ tịch UBND xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn
Do sá sùng chỉ khai thác chủ yếu ngoài tự nhiên tại ngoài các bãi triều nên cần phải có giải pháp khai thác gắn với bảo tồn, tránh tận diệt sá sùng.
Hiện nay, người dân tại khu vực vịnh Bái Tử Long, Quan Lạn, Vân Đồn đã và đang thay đổi cách khai thác sá sùng để bảo vệ nguồn lợi thủy sản quý được ví là “địa sâm” của địa phương.
Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn một bộ phận người dân chưa ý thức được vấn đề này khi vẫn khai thác tận điệt nên công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi sá sùng rất quan trọng.
Trong đó, chính quyền địa phương cần tập huấn, phổ biến, hướng dẫn và giám sát để bà con khai thác theo đúng mùa vụ và hoàn nguyên môi trường sau khi khác thác nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ nguồn lợi sá sùng một cách bền vững.