| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cà cuống, cho nhiều sản phẩm đặc sắc

Thứ Năm 25/08/2022 , 08:15 (GMT+7)

HÀ NỘI Giá trị chủ yếu của cà cuống là tinh dầu. Nước mắm cà cuống là một trong những sản phẩm lưu giữ được tinh dầu, mùi vị thơm, được thị trường rất ưa chuộng.

Quyết tìm lại hương vị độc đáo của cà cuống

Chia sẻ về hành trình khởi nghiệp từ mô hình nuôi cà cuống, anh Hoàng Anh (Long Biên, Hà Nội) cho biết: Từ nhỏ anh đã được ăn và trải nghiệm bắt cà cuống, thưởng thức hương vị khó quên của nó khi ruộng đồng còn nhiều. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hoá, cà cuống tự nhiên dần biến mất. Anh quyết định tìm hiểu về loại côn trùng mang hương vị độc đáo, thường được coi là một loại gia vị không thể thiếu với món bánh cuốn, nước mắm... này.

Năm 2019, Hoàng Anh quyết định bỏ công việc bán hàng để nuôi thử loại côn trùng độc đáo này. Mặc dù gia đình phản đối, anh vẫn kiên định theo đuổi đam mê. 

Theo Hoàng Anh nuôi cà cuống cần nước sạch tuyệt đối không sử dụng hoá chất, nếu dùng nước máy người nuôi phải phơi nắng bay hết clo đi thì mới dùng được. Ảnh: Diệu Vy

Theo Hoàng Anh, nuôi cà cuống cần nước sạch tuyệt đối, không sử dụng hoá chất, nếu dùng nước máy người nuôi phải phơi nắng bay hết clo đi thì mới dùng được. Ảnh: Diệu Vy.

Thời gian đầu, Hoàng Anh nhập nuôi thử mấy chục cặp cà cuống giống với giá 300.000 - 400.000 đồng/cặp, nuôi trong các thùng xốp, hộp nhựa để tìm hiểu về tập tính của chúng và rút ra kỹ thuật nuôi. Nhưng không may, cà cuống toàn chết.

Nhớ lại khoảng thời gian khó khăn đó, anh kể: "Giống cà cuống miền Nam và giống tự nhiên được nhập đều rất khó kiểm soát quá trình sinh trưởng, dẫn đến hao hụt nhiều. Cà cuống miền Nam không hợp với môi trường, khí hậu của miền Bắc. Còn cà cuống tự nhiên khi mang về cũng không thích nghi được môi trường nuôi nhốt.

"Chi phí nhập giống khoảng 100 triệu đồng mà cà cuống chết cả loạt, cá mồi cũng không biết cách chăm sóc, quá nản nên có thời điểm tôi muốn buông bỏ, không làm nữa. Tuy nhiên sau đó, cà cuống dần thích nghi với khí hậu - môi trường nuôi nhốt và duy trì phát triển tốt. Lúc ấy tôi lại quyết tâm tìm hướng nuôi làm kinh tế”, Hoàng Anh kể.

Sau 1 năm thử nghiệm, thanh niên 9X đã rút ra nhiều kinh nghiệm. Cụ thể, nuôi cà cuống cần sử dụng nước sạch tuyệt đối, không có hoá chất. Nên sử dụng nước giếng khoan, hoặc nếu nước máy thì sẽ phải phơi nắng cho bay hết clo rồi mới dùng được. Đồng thời, bà con cần dùng giá thể dây ni lông để cà cuống bám, trú ẩn khi lột xác hoặc săn mồi.

Đối với khâu xây bể nuôi cà cuống, chủ trại lưu ý, bà con nên sử dụng bể bạt với kích thước 2m2, bể cao 50cm để thuận tiện kiểm tra, chăm sóc, chi phí chỉ bằng 1/10 so với bể xây.

2

Hoàng Anh cho biết: “Mô hình nuôi cà cuống của anh gồm 10 bể, bể nuôi con giống, bể nuôi thương phẩm và bể nuôi duy trì 100 đến 200 cặp sinh sản”. Ảnh: Diệu Vy.

Mực nước khi nuôi cà cuống mới nở duy trì ở mức 7 - 10cm, còn đối với bể sinh sản là 15 – 17cm để thuận tiện cho cà cuống săn bắt, kiếm mồi. Mật độ thả nên để từ 60 - 70 con/m2. Thả thưa quá thì tốn diện tích, còn thả nhiều cà cuống hay cắn nhau, gây hao hụt. Việc đảm bảo lượng thức ăn đủ cho cà cuống cũng hạn chế việc hao hụt đầu con trong quá trình chăn nuôi.

Về thức ăn cho cà cuống, có thể sử dụng cá tại các trại cá giống theo các kích thước tuỳ từng độ tuổi. Quan trọng là phải duy trì môi trường sống tốt cho cá mồi, vì cà cuống có tập tính săn bắt nên chỉ ăn cá sống. Môi trường sống của cà cuống nhỏ chỉ cần thức ăn là cá mồi bé. Cá mồi cần duy trì nước sạch, thường xuyên dưỡng cá, sủi và thay nước nhằm đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Cá mồi loại 1.000 con/kg giá 60.000 đồng, còn loại 10.000 con/kg giá 150.000 đồng.

Đặc sắc nước mắm cà cuống

Cũng theo anh Hoàng Anh, tại các bể nuôi cà cuống sinh sản, cần thường xuyên theo dõi cà cuống đẻ. Trung bình một ổ trứng có khoảng 100 quả, có con nở trước, con nở sau. Chính vì vậy, nên tách con nhỏ theo từng bể dựa trên kích thước tương đồng, tránh việc cà cuống ăn lẫn nhau.

Trên thị trường hiện nay, giá trị sử dụng chủ yếu của con cà cuống là tinh dầu. Đến mùa sinh sản, con đực tiết tinh dầu để dụ con cái đến. Sau khi con cái đẻ trứng, con đực sẽ bảo vệ tổ. Muốn cà cuống sinh sản thêm, chủ trại thường thu lại các ổ trứng để ấp. Cà cuống đực sẽ tiếp tục tiết tinh dầu dẫn dụ con cái sinh sản chu kỳ tiếp theo.

999

Hoàng Anh tiết lộ, tỷ lệ ấp nở cà cuống nhân tạo thành công đạt 90%, mỗi ổ trứng thường có hơn 100 quả. Kỹ thuật ấp trứng không khó. Ảnh: Diệu Vy.

Việc ấp trứng chủ động cũng giúp duy trì con giống tối đa. Nếu để trứng nở tự nhiên, cà cuống con mới nở tại những bể này sẽ bị cá hoặc những con cà cuống to ăn mất. 

Quy trình ấp trứng nhân tạo dựa theo đặc tính trứng cà cuống cần duy trì độ ẩm. Bà con nên nhúng trứng xuống nước từ 10 - 15 giây mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho ổ trứng. Đến khi cà cuống nở rụng xuống, sau 12 – 13 tiếng sẽ được chuyển ra bể thả cá mồi để tự kiếm ăn.

Với giá thức ăn (cá mồi) như hiện nay, anh Hoàng Anh nhẩm tính, tổng chi phí nuôi cà cuống từ lúc mới nở đến khi trưởng thành khoảng 8.000 đồng/con. Nếu bà con tự nuôi và cung cấp được cá mồi thì chi phí sẽ giảm được một nửa.

Cũng theo anh Hoàng Anh, việc chăm cà cuống không quá phức tạp: Sáng vớt thức ăn thừa (xác cá) nhằm đảm bảo vệ sinh nguồn nước, kiểm tra các bể cà cuống (giống, thương phẩm, trứng), đảm bảo luôn đủ thức ăn cho vật nuôi.  

“Bà con cần lưu ý, cà cuống lột xác 5 lần mới trưởng thành. Các bể nuôi cà cuống trưởng thành cần phải có nắp che đậy, vì buổi tối, cà cuống thường bay về phía ánh đèn, dẫn đến hao hụt”, chủ trại cà cuống nói thêm.

IMG_1140

Cà cuống được biết đến với giá trị tinh dầu đặc sắc của con đực. Ảnh: Diệu Vy.

Hiện tại, trại nuôi cà cuống Hoàng Anh tự chủ động về con giống. Giá con giống tại trại là 250.000 đồng/cặp, bảo hành chết 1 đổi 1 trong vòng 15 ngày. Còn nước mắm cà cuống có giá 160.000 đồng/chai 330ml (gồm 2 cà cuống đực, 1 bọng tinh dầu). Cà cuống đực sống giá 50.000 đồng/con. Cà cuống đực hút chân không giá 40.000 đồng/con. Vòng đời cà cuống từ khi nở đến khi thu hoạch khoảng 45 đến 50 ngày với giá thị trường hiện tại 50.000 đ/con, trung bình doanh thu tại đây hơn 40 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh việc bán cà cuống thương phẩm, anh Hoàng Anh còn bán con giống cho những người có nhu cầu và hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho bà con.

Nhận thấy nước mắm cà cuống là một trong những sản phẩm lưu giữ được tinh dầu, mùi vị thơm, được thị trường ưa chuộng, anh Hoàng Anh đã ngâm nước mắm cà cuống bán cho khách. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao và ngày càng nhiều người tìm mua.

“Khi làm nông nghiệp, tạo ra sản phẩm, nông dân nên hướng tới giá trị cốt lõi, quan tâm chăm sóc khách hàng. Cái khó khăn hiện tại là đưa sản phẩm cà cuống lên kệ hàng ở những siêu thị, trạm dừng nghỉ... Chứ bán rẻ hay phá giá chưa bao giờ là cách để tồn tại cả”, anh Hoàng Anh chia sẻ.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm