Quyết tâm cải thiện môi trường sống làng nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường nhiều hộ dân đã đi đầu trong việc xử lý chất thải, bằng chế phẩm EM.
Quyết tâm cải thiện môi trường sống làng nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường nhiều hộ dân đã đi đầu trong việc xử lý chất thải, bằng chế phẩm EM.
Tại xã Vĩnh Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc người dân ở đây đã quen với việc chung sống, cùng ăn và cùng ngủ với rắn, một loài bò sát rất nguy hiểm. Làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn được thành lập vào năm 2007 đến nay đã có hơn 700 hộ chăn nuôi rắn trên toàn xã. Tuy nhiên vì chăn nuôi xen kẹp trong khu dân cư nên trước đây không ít những chuồng trại bốc mùi hôi thối ứ đọng, chất thải ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh.
Quyết tâm gìn giữ không gian sống, đảm bảo sức khỏe, gia đình bà Nguyễn Thị Thúy là một trong những hộ tiên phong trong việc đổi mới quy trình xử lý chất thải rắn của xã.
Bà NGUYỄN THỊ THÚY - Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Trang trại nhà mình chắc tầm 100 mét, mỗi một tháng là mình là mình dọn chuồng một lần, khi là mình cho đất ở trong hang là cái đất của mình là mình cũng phải trộn vào cái thuốc khử mùi, mình trộn vào đất trồng thì lấy là mình dọn phần thì mình phải cho cái đất đi và lần thứ khử mùi vào thì cho nó đỡ mùi trong chuồng trại của mình đấy cái phần thì mình dọn được cái gì mình lại cho ra mình xử lý, mình ủ. Xong rồi đấy mình lại bón vào cây, đã dùng phân này thì hạn chế dùng phân hóa học, mình gọi là nôm na nó phóng xanh đấy chẳng hạn như ere.
Hàng tháng, bà Thúy đều phun khử trùng đều đặn bằng chế phẩm EM, đồng thời cũng áp dụng các thiết bị như quạt gió lắp đặt cửa làm mát giúp không khí trong chuồng trại luôn được lưu thông.
Bà NGUYỄN THỊ THÚY - Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Từ lúc mình sử dụng thuốc khử khuẩn như thế là cái môi trường của mình là nó trong lành hơn, mà trước kia nó chưa có thì nói chung là xung quanh người ta cũng cũng có kêu đấy; mà nghe bản thân gia đình nhà mình cũng thế, nếu không có cháu chỉ cần vào đến cổng thì cũng có ngửi thấy mùi phân rắn rồi. Nhưng bây giờ vào không thấy gì đúng không?
Bên cạnh việc thay đổi mô hình xử lý chất thải, các hộ dân nuôi rắn còn tận dụng tối đa nguồn thức ăn chăn nuôi từ gia cầm con bị bỏ đi, vừa tối giản chi phí vừa hạn chế tối đa lượng rác gia cầm thải ra môi trường.
Từ những hộ làm điểm như gia đình bà Thúy, người dân truyền tai, học tập lẫn nhau về phương pháp xử lý chất thải nên rất nhiều hộ chăn nuôi tại địa phương cũng bắt đầu triển khai mô hình.
Trong đó với hộ gia đình bà Phùng Thị Cúc cứ cách 15 ngày chuồng trại rắn sẽ được phun khử khuẩn bằng chế phẩm sinh học, không những loại bỏ mùi hôi của chất thải, việc khử khuẩn thường xuyên còn tiêu diệt các loại vi khuẩn nấm mốc, ngăn ngừa lây lan bệnh tật giữa các chuồng trại.
Ông HÀ VIỆT HÙNG - Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Ngày xưa như nhân dân tự là vệ sinh chuồng trại, xong đó thì tự xả thải nó không cho vào quy chuẩn nào cả, đến bây giờ thì khi mà có cái làng nghề, hai nữa là được sự giúp đỡ của các nhà khoa học cũng như là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thế mà thành lập với hiệp hội làng nghề thì bắt đầu tuyên truyền mở các lớp tập huấn về xử lý cái cái rác thải này.
Mặc dù đã cố gắng và có nhiều giải pháp trong quá trình xanh sạch hóa chuồng trại chăn nuôi, vấn đề môi trường tại xã Vĩnh Sơnvẫn chưa được giải quyết triệt để. Vì vậy địa phương vẫn không ngừng nỗ lực hơn nữa trong tương lai để cải thiện những mặt hạn chế còn tồn đọng.