Để giảm chi phí trong chăn nuôi, nhiều hộ dân đã lựa chọn chăn nuôi theo hướng truyền thống như dùng các nguyên liệu sẵn có cám gạo, cám ngô và bỗng rượu.
Nuôi lợn theo hướng truyền thống giúp giảm chi phí đầu vào
Để giảm chi phí trong chăn nuôi, thì nhiều hộ dân đã lựa chọn chăn nuôi theo hướng truyền thống như dùng các nguyên liệu sẵn có cám gạo, cám ngô và bỗng rượu.
Nếu như trước đây, mỗi lứa lợn gia đình ông Vương Hữu Lập, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội sẽ nuôi khoảng 100 con lợn bột, thì 3 tháng trở lại đây số lượng đàn lợn của gia đình ông đã giảm đi 2/3, do giá thức ăn chăn nuôi cao. Trong khi đó, giá lợn hơi liên tục giảm khiến người chăn nuôi thua lỗ.
Để giảm chi phí chăn nuôi thì không ít hộ chăn nuôi đã chọn cách chăn nuôi theo hướng truyền thống đó là sử dụng những nguyên liệu như cám gạo, cám ngô, đậu tương và bỗng rượu.
Phỏng vấn:
Ông VƯƠNG HỮU LẬP
Thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội
Mấy năm nay giá cám nó cao, giá lợn hơi giảm, mình phải tận dụng các nguồn thức ăn bên ngoài ngô với cám gạo, bỗng rượu của những hộ nấu rượu mà không nuôi lợn trong làng, để nuôi công nghiệp 100% là mấy năm nay không có lãi, công với cả dịch bệnh nữa.
Việc chăn nuôi lợn theo hướng truyền thống, không sử dụng cám công nghiệp, đã giúp nhiều hộ chăn nuôi hạn chế được rủi ro chi phí đầu tư thức ăn khi giá lợn hơi giảm. Vì nếu giá lợn hơi có giảm ở mức 48 nghìn đồng một kilogram thì ít nhất người chăn nuôi vẫn được hoà vốn.
Phỏng vấn:
Ông VƯƠNG HỮU LẬP
Thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội
Giả dụ như ăn công nghiệp một đàn ăn hết 45 triệu, mình trộn như thế này ăn hết khoảng độ 42 triệu, mình nuôi khoảng 100 con thì tháng mình bỏ ra được 5 -7 triệu gì đấy. Giảm giá thành nó xuống.
Trước tình hình dịnh bện tả lợn châu phi có dấu hiệu bùng phát ở một số địa phương gây ảnh hưởng đến người chăn nuôi, việc nhắc nhở, tuyên truyền của cán bộ xã đến các hộ chăn nuôi nhằm nâng cao công tác phòng tránh dịch bệnh cho đàn vật nuôi bằng cách giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là việc làm cần thiết.
Phỏng vấn:
Ông VƯƠNG HỮU LẬP
Thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội
Phòng ngừa dịch bệnh chính là công tác sát trùng, không dịch bệnh thì một tuần hai lần, dịch bệnh thì cách ngày một lần, chuồng trại thì hạn chế chuột bọ, côn trùng vào.
Việc giá lợn hơi xuống thấp đã khiến người chăn nuôi ngại tái đàn, nếu như thời gian này của các năm trước doanh nghiệp này mỗi tháng cung cấp cho các hộ chăn nuôi khoảng từ 250 đến 300 con lợn giống bố, mẹ và hàng nghìn con lợn giống bột. Thế nhưng năm nay số lượng xuất bán giống ra thì trường đã giảm khoảng từ 30 đến 40 %. Nguyên nhân được cho là giá lợn hơi giảm cộng giá thức ăn tăng cao khiến người chăn nuôi không còn mặn mà.
Phỏng vấn:
Anh NGUYỄN VĂN BÍNH
Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Khánh Toàn Matavet
Như năm trước thì mỗi một tháng bán được 300 con hậu bị, hiện tại lúc này sản lượng sụt giảm đến 40% ấy, mỗi một tháng giờ chỉ bán 160 – 170 con thôi, hiện tại các trang trại mua vào để tái đàn rất là ít, rất là thấp.
Phỏng vấn:
Bà LÊ THỊ TÌNH
Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội
Trước tình hình dịch bện tả lợn Châu Phi đang diễn ra hội cũng tuyên truyền đến các hội viên là chủ động vệ sinh tiêu độc khử trùng, ngoài ra hỗ trợ bà con nhân dân về vay vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó thì còn đôn đốc các hộ kinh doanh thực hiện chăn nuôi khép kín để đảm bảo an toàn chăn nuôi.
Chỉ còn khoảng hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2024, đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lợn bắt đầu tái đàn để kịp thời cung ứng nguồn thịt vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, những ngày gần đây giá lợn hơi liên tiếp giảm đã khiến không ít hộ chăn nuôi, các trang trại quy mô lớn có tâm lý e ngại tái đàn.
Theo các chuyên gia, mặc dù tại thời điểm này, nguồn cung thịt lợn được đánh giá cơ bản là ổn định, nhưng cũng không thể chủ quan bởi từ nay đến cuối năm 2023, thời tiết diễn biến bất thường, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh tương đối cao, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi điều này có thể đãn tới thiếu nguồn cung thịt lợn vào dịp Tết Nguyên đán 2024.