Nuôi lợn hướng hữu cơ lót đệm sinh học, lãi khoảng 2 triệu đồng/con. Vấn nạn sản xuất, buôn bán cà phê giả tại Đắk Lắk. Đồng Tháp vào mùa len trâu. Xây dựng chuỗi giá trị ngành tôm theo hướng xanh, các bon thấp.
Nuôi lợn hướng hữu cơ lót đệm sinh học, lãi khoảng 2 triệu đồng/con
Tâm Phùng sx
Mô hình nuôi lợn hướng hữu cơ, sử dụng đệm lót sinh học được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình triển khai thực hiện được 2 năm tại các địa phương.
Trong mô hình này, thức ăn của lợn được cân bằng giữa thức ăn chăn nuôi và thức ăn người nuôi tận dụng từ các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cám, bột ngô, bã sắn, thân chuối, các loại rau… Những sản phẩm nông nghiệp được ủ lên men làm thức ăn cho đàn nuôi lợn.
Nền chuồng lợn được lót thảm sinh học, được phối trộn giữa trấu và mùn cưa với men vi sinh. Trong quá trình nuôi, người chăn nuôi không phải tắm cho lợn hoặc không cần dùng nước xịt rửa chuồng hàng ngày.
Sau 4 tháng, trọng lượng trung bình lợn đạt 105-110 kg/con, một số mô hình đã xuất bán vào cuối tháng 10. Với giá bán 54 ngàn đồng/kg, cho người nuôi lãi khoảng 2 triệu đồng/con lợn thương phẩm.
Vấn nạn sản xuất, buôn bán cà phê giả tại Đắk Lắk
Minh Phúc khai thác
Ngay giữa thủ phủ cà phê như Đắk Lắk nhưng đậu nành, bắp được rang xay phối trộn các loại hương liệu, chất tạo màu, rồi đóng gói thành cà phê xuất bán ra thị trường tràn lan.
Cụ thể, mới đây UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành văn bản về tăng cường chỉ đạo phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong hoạt động sản xuất, buôn bán thực phẩm là cà phê bột sau khi phát hiện nhiều vụ sản xuất, buôn bán cà phê giả.
Từ năm 2022 đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện 6 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, điều tra 6 vụ án về tội "Sản xuất hàng giả là thực phẩm". Trong đó, VKSND tỉnh đã truy tố 2 vụ với 3 bị can và TAND đã đưa ra xét xử. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm được phát hiện, thu giữ lên đến hơn 3,5 tỉ đồng.
Đồng Tháp vào mùa len trâu
Văn Vũ sx
Thời điểm này, này ở các cánh đồng gò cao khu vực đầu nguồn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, từng đàn trâu khắp nơi tập kết về đây ăn cỏ đã trở thành nét đẹp của địa phương vào mùa nước nổi.
Theo người dân cho biết, mùa len trâu là mùa trâu được thả tự do, người ta lùa trâu từ các cánh đồng ngập nước về những nơi cao có nhiều nhiều cỏ và gốc rạ, để cho trâu ăn và dưỡng sức để chuẩn bị cho vụ mùa mới, ở đây có những người nuôi trâu lâu đời cả vài chục năm và truyền qua nhiều thế hệ.
Mùa len trâu ở Miền Tây thường kéo dài 3-4 tháng mùa nước nổi, hiện tại người nuôi trâu không còn nhiều như trước, nhưng hàng năm đến thời điểm này, những nười nuôi trâu lại chuẩn bị đưa trâu đi khắp các cánh đồng ăn cỏ. sự phát triển của cơ giới hóa đã làm cho các đàn trâu ngày càng ích đi, nên nhưng hình ảnh từng đàn trâu ăn cỏ trên các cánh đồng lũ đã làm sinh động thêm hình ảnh mùa lũ trên những cánh đồng Nam Bộ.
Xây dựng chuỗi giá trị ngành tôm theo hướng xanh, các bon thấp
Trọng Linh – Hồ Thảo sx
Ngày 26/10, tại TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Hội nghị phát triển ngành hàng tôm ít phát thải và bền vững ở Việt Nam do Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC của Việt Nam.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), cho biết, kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam, mục tiêu đến năm 2025 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỉ USD. Tuy vậy, thực tế năm 2022, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 737.000ha; nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 4,3 tỉ USD.
Hiện nay, ngành thủy sản đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: tác động của biến đổi khí hậu; thị trường bấp bênh và sự cạnh tranh khốc liệt trên trường quốc tế. Đã đến lúc, Việt Nam cần chuyển đổi hệ thống lương thực nói chung và chuỗi giá trị tôm nói riêng theo hướng xanh, cac-bon thấp, bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu, tích hợp đa giá trị với hệ thống quản trị hiện đại, minh bạch.