Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ trọng tâm của ngành thủy sản, không chỉ để xuất khẩu sang thị trường EU mà còn giúp phát triển ngành thủy sản Việt Nam bền vững, thể hiện trách nhiệm và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Gỡ thẻ vàng IUU: Hành trình khó, quyết tâm cao
Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành thủy sản, không chỉ để xuất khẩu sang thị trường EU mà còn giúp phát triển ngành thủy sản Việt Nam bền vững, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam, giữ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong hơn 6 năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT, các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt. Ủy ban châu Âu (EC) cũng ghi nhận những nỗ lực, quyết tâm tiến bộ của Việt Nam trong kết quả thực hiện triển khai chống khai thác IUU thời gian vừa qua. Tuy nhiên, đến nay EC vẫn chưa đồng ý Gỡ thẻ vàng IUU cho Việt Nam.
Cần phảigấp rút xử lý những tồn tại nào và giải pháp ra sao? Kính mời quý vị và bà con theo dõi một phóng sự do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác IUU của Việt Nam và đưa ra 9 nhóm khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần phải thực hiện để chống khai thác IUU, để gỡ “thẻ vàng”.
Tháng 11/2019, EC rút xuống còn 4 nhóm khuyến nghị, gồm: Hoàn thiện khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; và thực thi pháp luật.
Hơn 6 năm qua, cả hệ thống chính trị của Việt Nam đã vào cuộc, triển khai quyết liệt nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm về khai thác IUU. Theo đó, sau 4 lần thanh tra, EC đã khẳng định quá trình gỡ “thẻ vàng” của Việt Nam đang đi đúng hướng, có sự cải thiện tích cực. Tuy nhiên cho đến nay EC vẫn chưa Gỡ thẻ vàng IUU đối với hải sản của Việt Nam vì phía bạn đánh giá chúng ta vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được hết các yêu cầu.