Với dung tích trữ nước thiết kế 1,45 tỷ m3 nước, hồ Cửa Đạt là hồ thủy lợi lớn thứ 2 cả nước (sau hồ Dầu Tiếng). Đây cũng là công trình đập đá đổ đầm nén bê tông bản mặt cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Hôm nay, ai theo điệu hò xứ Thanh ngược lên sông Chu, qua đền Cầm Bá Thước sẽ được thưởng ngoạn sự kỳ vĩ của hồ chứa nước Cửa Đạt. Con người trở nên nhỏ bé trước con đập vững chãi, sừng sững giữa non nước. Với dung tích trữ nước thiết kế 1,45 tỷ m3 nước, hồ Cửa Đạt là hồ thủy lợi lớn thứ 2 cả nước (sau hồ Dầu Tiếng). Đây cũng là công trình đập đá đổ đầm nén bê tông bản mặt cao nhất khu vực Đông Nam Á (với chiều cao đỉnh đập 118,5m). Không những vậy, hồ còn có chức năng giữ nước, trở thành “chiếc cầu chì”cắt lũhiệu quả trong mùa mưa bão, và đẩy lùi xâm nhập mặn cho cho vùng hạ du… Đó không chỉ là hiện thân của bản lĩnh, trí tuệ và niềm tự hào của ngành thủy lợi Việt Nam, mà còn là “trái tim”, là mạch nguồn quyết định sự thịnh – suy của 50% diện tích sản xuất nông nghiệp xứ Thanh, gắn với đời sống của hàng vạn người dân vùng hạ nguồn. Mục tiêu của hồ chứa nước Cửa Đạt là khai thác tổng hợp nguồn nước trên dòng sông Chu phụ vụ cho yêu cầu phát triển của vùng hạ lưu sông Mã, tỉnh Thanh Hoá.
Ông LÊ BÁ HUÂN
Trưởng phòng Quản lý Xây dựng, phụ trách hồ Cửa Đạt, Ban QLĐT&XD Thủy lợi 3:
Khu vực hưởng lợi của dự án hồ chứa nước Cửa Đạt nằm trên địa bàn các huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Đông sơn, Nông Cống, Yên Định, Thiệu Hóa, Quảng Xương và xã Cẩm Vân (huyện Cẩm Thủy) và thành phố Thanh Hóa với diện tích tự nhiên hơn 365.000ha. Bởi vậy, Hồ Cửa Đạt được xác định là công trình trọng điểm an ninh quốc gia. Cánh đồng thôn 2, xã Phú Xuân, huyện Thọ Xuân vốn là khu vực khát nước trầm trọng, khi chưa có kênh chính Nam (thuộc hệ thống công trình hồ chứa nước Cửa Đạt) chảy qua, đầu vụ hè thu, người dân phải thức đêm lấy nước nhưng. Những năm hạn, đến lịch gieo cấy mà mặt ruộng vẫn khô roong. Nhưng ngày nay, đời sống của bà con đã khác. Từ góc nhìn trên cao, khung cảnh thôn quê của ngôi làng nông thôn mới thật trù phú.
Ông TRỊNH ĐÌNH VĂN
(Thôn 2, xã Phú Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa)
Trước đây, khu vực tả Thọ Xuân là một trong những địa bàn khó khăn về nguồn nước nhất xứ Thanh. Điển hình như tại xã Xuân Lập, vào những năm hạn nặng bà con các thôn vùng cao như Phú Xá, Vũ Thượng, Trung Lập buộc phải chuyển đổi nhiều diện tích lúa sang cây trồng cạn như ngô, lạc với diện tích 50 – 60ha. Tuy nhiên, kể từ khi có hệ thống kênh dẫn nước N17 và N19 thuộc hệ thống tưới tự chảy Bắc sông Chu – Nam sông Mã, tình trạng hạn hán, thiếu nước đã chấm dứt. Năng suất lúa bình quân của xã cũng tăng từ 2,2 – 2,3 tạ/sào lên 3,4 – 3,5 tạ/sào, có diện tích đạt trên 4 tạ/sào.
Ông ĐỖ VĂN ĐẠO
(Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa)
Nhờ tuyến kênh N17 lấy nước từ hồ Cửa Đạt, vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Thọ Long (xã Xuân Lập) đã đổi đời nhờ chuyển đổi từ đất trồng ngô sang trồng rau màu giá trị cao như dưa leo, đậu bắp, khổ qua. Lợi nhuận cao gấp 10 lần so với trồng lúa.
Ông NGUYỄN VĂN TRỌNG
Giám đốc Chi nhánh thủy nông tả Thọ Xuân (Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam sông Mã)
Từ năm 2010, khi nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cấp bù thủy lợi phí cũng là lúc mực nước sông Mã hạ thấp do hoạt động hút cát, biến đổi khí hậu. Trạm bơm Nam sông Mã (còn gọi là trạm bơm Cửu) với các tổ máy trục đứng tổng công suất 35.500m3/h được thiết kế mực nước min là 3,2m. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2015 – 2018, có những lúc mực nước tụt xuống dưới 1,7m, dù có đắp đập ngăn sông thì cũng không có nước để bơm phục vụ sản xuất. Rất may là từ đầu năm 2019, hệ thống kênh dẫn nước từ hồ Cửa Đạt được đưa vào hoạt động và tưới tự động “giải khát” cho 13.500ha trong vùng phục vụ của hệ thống Bắc sông Chu – Nam sông Mã. Bên cạnh đó, diện tích 4.000ha đất nông nghiệp phụ thuộc vào trạm bơm điện cũng được hỗ trợ tạo nguồn.
Ông TUÂN (Trưởng phòng Tưới tiêu, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Sông Mã)
Ngoài cấp nước ổn định cho khoảng 32.000ha phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng bắc sông Chu và nam sông Mã, hồ Cửa Đạt còn tạo nguồn ổn định cho đại công trình thủy lợi Bái Thượng để cơ bản chấm dứt tình trạng hạn hán cho khu vực phía nam sông Chu (phía nam tỉnh Thanh Hóa) với diện tích khoảng 54.000 ha. Như vậy, nguồn nước ngọt của hồ Cửa Đạt gắn với sự thịnh – suy của một nửa diện tích đất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa.